Tăng cường hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy sản với Vương quốc Camphuchia

Ngày 16/3, đoàn của Cục phát triển – Bộ Quốc phòng Vương quốc Camphuchia do Đại tướng Uk Ko-Sa, Cục trưởng dẫn đầu, đến thăm và mong muốn tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn các mô hình sản xuất tại Cà Mau để áp dụng tại Vương quốc Camphuchia.

Hợp tác quốc tế
Bộ ngoại giao 2 nước Việt Nam và Camphuchia Hình minh họa

Năm lĩnh vực mà đoàn Cục phát triển – Bộ Quốc phòng Vương quốc Camphuchia mong muốn Cà Mau hỗ trợ là nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, khai thác và chế biến gỗ.

Tại buổi làm việc, đại diện ngành nông nghiệp Cà Mau, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh báo cáo nhanh tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Cà Mau. Trong đó, vấn đề môi trường, rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu tôm cũng được chia sẻ với đoàn Vương quốc Camphuchia cùng những cơ hội phát triển hiện nay của các loại hình kinh tế này.

Đại diện đoàn của Vương quốc Camphuchia tiếp thu và mong muốn phía Cà Mau có chuyến thăm địa điểm nuôi trồng tại Camphuchia để giúp đỡ về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cũng như chế biến; đề xuất liên kết với Cà Mau trên cả lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản; trồng rừng và khai thác, chế biến gỗ xuất khẩu, nhất là trồng cây keo lai. Đoàn mong muốn và mời Cà Mau sớm sang thăm để hỗ trợ người dân Camphuchia phát triển kinh tế.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng vui mừng đề nghị cần lập ngay cầu nối thông tin 2 bên để trao đổi thường xuyên và kịp thời những thông tin cần thiết.

Theo kế hoạch, đoàn Vương quốc Camphuchia sẽ khảo sát vùng nuôi và chế biến thủy sản tại Cà Mau vào ngày 17/3.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 17/03/2017
Hoàng Diệu
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:17 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 10:17 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 10:17 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 06/11/2024
Some text some message..