Tăng cường kiểm soát vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

Phát triển thủy sản bền vững phục vụ tiêu thụ trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu đang là mục tiêu của ngành nông nghiệp.

chế biến cá tra xuất khẩu
Ảnh minh họa

Tuy nhiên việc kiểm soát tình trạng vi phạm an toàn trong lĩnh vực này nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu còn nhiều khó khăn.

Thực tế, qua kiểm tra trong tháng Hai, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã phối hợp với cơ quan địa phương lấy 50 mẫu nhuyễn thể, 100 mẫu nước kiểm tra các chỉ tiêu độc tố sinh học biển, tảo độc, vi sinh vật kim loại nặng, phát hiện samonella trong đó một mẫu nghêu thu tại vùng Giao Thủy, Nam Định và đã xử lý theo quy định.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết qua đánh giá xếp loại các cơ sở, trong lĩnh vực thủy sản có tới 90% cơ sở thu gom, kinh doanh vận chuyển nguyên liệu thủy sản xếp loại C, 94,6% cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản xếp loại C.

Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ, tăng cường công tác kiểm tra, tái kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản rất quan trọng để người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

Cùng với việc nuôi trồng thủy sản, việc khai thác nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu cũng như triển khai đề án tái cơ cấu thủy sản Việt Nam theo hướng tăng cường đánh bắt xa bờ, phát triển bền vững. Nhưng thực tế cho thấy, việc chế biến, bảo quản chất lượng thủy sản đánh bắt xa bờ chưa được chú trọng và nâng cao mà mới chỉ tập trung vào sản lượng.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ nguồn lợi và Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản, trữ lượng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam ước tính khoảng 4,25 triệu tấn với trên 900 loài; trong đó trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính khoảng 2,65 triệu tấn, chiếm khoảng 62,4% tổng trữ lượng.

Dự kiến, thời gian tới, Việt Nam có khả năng khai thác cá nổi nhỏ khoảng hơn 1 triệu tấn, hải sản tầng đáy khoảng 244.000 tấn...

Ước tính hai tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác thủy sản biển đạt 419.000 tấn các loại, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, Cục Bảo vệ nguồn lợi và Khai thác thủy sản cảnh báo, để khai thác theo tiêu chuẩn quy định của Tổ chức Nông lương liên hợp quốc phải điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền, năng lực người tham gia đánh bắt, làm tốt công tác quy hoạch, dự báo... để đảm bảo chất lượng khai thác cũng như bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Cùng với việc kiểm soát chất lượng thủy sản hải đánh bắt xa bờ, việc kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh trong nuôi trồng thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cũng lưu ý, trong tháng Hai, thời tiết lạnh kéo dài ảnh hưởng xấu tới sản xuất thủy sản, bệnh đốm trắng xảy ra tại năm tỉnh, với tổng diện tích nuôi bị bệnh hơn 42ha và bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra trên tôm sú và tôm thẻ trên diện tích hơn 47ha.

Ngoài ra, bệnh trên các loài thủy sản khác như ốc hương có hiện tượng sưng vòi, bỏ ăn nhưng chưa xác định được nguyên nhân, hiện tượng tôm hùm sữa đỏ thân và đen mang vẫn xuất hiện...

Đó là lý do cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chất lượng thức ăn, vật tư trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, con giống... để đảm bảo chất lượng nuôi trồng thủy sản.

Ước tính, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng Hai đạt 141.000 tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hai tháng đầu năm đạt 323.000 tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Cục bảo vệ thực vật, số lượng người nuôi nắm được quy trình và việc sử dụng thuốc, các loại thức ăn đúng cách chiếm khoảng 30%, còn lại phần lớn sử dụng theo kinh nghiệm hoặc cứ trộn nhiều loại với nhau... dẫn đến vi phạm an toàn trong sản xuất. Vì vậy, địa phương cần tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao yêu cầu đối với người bán, nhà cung cấp, đồng thời, hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản sản xuất theo mô hình an toàn sinh học.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu các đơn vị chức năng xây dựng và hoàn thiện quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Rà soát quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 làm căn cứ chỉ đạo và tổ chức sản xuất, giám sát chặt chẽ tình hình chuẩn bị điều kiện nuôi và thả giống tại địa phương, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, xây dựng vùng sản xuất thủy sản an toàn; nghiên cứu giải pháp xây dựng liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh cá tra đảm bảo lợi ích của các bên, tháo gỡ khó khăn về vốn vay nuôi cá tra, tôm; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, thâm canh theo hướng an toàn sinh học; đồng thời, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, bất cập trong xuất khẩu thủy sản, tiếp tục xử lý các lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo tại thị trường châu Âu, châu Á.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã yêu cầu Tổng cục Thủy sản hoàn thiện Thông tư quy định về quản lý chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất cải tạo xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Cục Thú y cũng hoàn thiện Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/TT-BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản... nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực thuỷ sản.

www.xaluan.com;12/03/2014
Đăng ngày 13/03/2014
XaLuan
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 08:44 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 08:44 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 08:44 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:44 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 08:44 24/12/2024
Some text some message..