Tăng cường miễn dịch cho cá chép

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Ấn Độ đã cho thấy Lactobacillus fermentum (LF) và axit ferulic (FA) giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khả năng kháng bệnh và tăng trưởng của cá.

Cá chép.
Cá chép.

Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường kéo theo tình hình dịch bệnh trên cá, tôm diễn biến ngày càng phức tạp. Do đó, việc sử dụng một số chất phụ gia giúp hỗ trợ hệ hóa ngày càng được ưa chuộng bởi đặc tính an toàn và tăng cường miễn dịch của chúng đem lại nên được nghiên cứu sâu rộng trong và ngoài nước trong đó có vi khuẩn có lợi, chiết xuất từ thảo dược hoặc các chất kích thích miễn dịch như beta glucan, phospholipid, axit ferulic ... Tại Việt Nam, rất nhiều dòng vi khuẩn có lợi có khả năng tăng cường hoạt động đường ruột của cá tôm đã được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do tình trạng dịch bệnh cùng với sự biến đổi phức tạp của môi trường đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó việc tìm ra nhiều hơn nữa các chất phụ gia có lợi là một nhiệm vụ cần thiết.

Nghiên cứu này được nghiên cứu để đánh giá tác của việc sử dụng Lactobacillus fermentum (LF) và axit ferulic (FA) trên cá chép (Zimbinus Carpio) trên một số thông số miễn dịch cũng như khả năng chống lại Aeromonas hydrophila

Bốn chế độ ăn đã được chuẩn bị bao gồm chế độ ăn kiêng kiểm soát và ba chế độ ăn kiêng bổ sung với LF (10 8  CFU / g), FA (100 mg/kg ) hoặc LF + FA (10 8  CFU / g + 100 mg/kg). 

Kết quả

Sau 8 tuần, cá được bổ sung LF , FA và hỗn hợp LF+ FA có trọng lượng cơ thể cuối cùng, tăng trọng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối  cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng ( P  <0,05) và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức LF+ FA tương ứng  với tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của cá ở nghiệm thức này đạt giá trị thấp nhất (P  <0,05) .

Các thông số huyết học không có sự thay đổi ngoại trừ hồng cầu, bạch cầu (WBC), huyết sắc tố (Hb) và hematocrit (HCT) tăng đáng kể ( P  <0,05) ở cá được nuôi FA hoặc cho ăn cả LF và FA. Ngoài ra, bạch cầu của cá ở nghiệm thức bổ sung LF + FA cao hơn đáng kể so với đối chứng ( P  <0,05). 

Cá được bổ sung kết hợp LF và FA làm tăng nồng độ protein và albumin trong huyết thanh ( P  <0,05). Hoạt động hô hấp trong huyết thanh và hoạt động lysozyme cũng được tăng cường ( P  <0,05) ở cá được cho ăn cả LF, FA. Ngoài ra, việc đánh giá các enzyme chống oxy hóa trong huyết thanh (catalase, glutathione peroxidase (GPX) và superoxide effutase (SOD) cho thấy có ý nghĩa (P  <0,05) tăng cá ăn FA hoặc cả LF và FA so với đối chứng.

Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn A. hydrophila, cá ở các nghiệm thức được bổ sung LF, FA, hoặc kết hợp LF+FA có tỉ lệ sống cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung kết hợp LF+FA. Qua đó thấy được Lactobacillus fermentum (LF) và axit ferulic (FA) có thể được sử dụng làm phụ gia bổ sung vào thức ăn của cá để cải thiện các phản ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh.


Đăng ngày 09/03/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 04:40 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 04:40 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 04:40 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 04:40 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 04:40 29/11/2024
Some text some message..