Tăng gấp đôi phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng bột quả đào tiên

Một nghiên cứu mới đây của Sri Rahmaningsih và cộng sự 2021 được đăng trên tạp chí Veterinary World đã cho thấy ảnh hưởng của bột quả đào tiên (Crescentia cujete L.) đến khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng sau khi nhiễm vi khuẩn Vibrio spp.

Tôm thẻ chân trắng
Bổ sung bột quả đào tiên (quả trường sinh) giúp tôm thẻ tăng miễn dịch, chống lại bệnh do vi khuẩn Vibrio spp gây ra. Ảnh minh họa

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là một trong loài thủy sản được nuôi có sản lượng cao nhất trong tất cả các loại tôm nuôi. Bệnh Vibriosis là đang là một mầm bệnh phổ biến và thách thức trong nuôi tôm thẻ chân trắng, bệnh do các chủng Vibrio spp gây ra. Vibrio spp là các chủng vi khuẩn gây bệnh với tốc độ lây lan nhanh và gây chết cao với tỷ lệ lên đến 85%. 

Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh liên tục hoặc chưa đúng cách sẽ dẫn đến sự lây lan mầm bệnh do các chủng vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh. Do đó các phương pháp thay thế kháng sinh để ngăn ngừa bệnh Vibriosis trên tôm là rất cần thiết. Bài viết này lược dịch và tóm tắt kết quả của Sri Rahmaningsih và cộng sự 2021 trong việc đánh giá khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh Vibriosis khi bổ sung bột quả đào tiên cho tôm thẻ chân trắng.

Crescentia cujete L. có tên tiếng Việt là đào tiên. Đào tiên giống như quả bưởi, hình cầu với đường kính từ 6 - 12cm, vỏ quả xanh cứng, có nhiều hạt dẹt trắng. Cùi của quả đào tiên là một trong những dược liệu có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn vì sự hiện diện của các hợp chất có hoạt tính sinh học như carotenoid, phenol, alkaloid, pectin, tannin, flavonoid, terpenoit và rất nhiều hợp chất khác.

Cùi của quả đào tiên chứa các hợp chất có tác dụng chữa lành vết thương do nhiễm khuẩn. Flavonoid có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa và ức chế sự lây lan của vết thương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các chất chiết xuất từ quả đào tiên, bao gồm cả thân, lá và quả, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio harveyi. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy thân, lá và quả của cây đào tiên giúp tăng cường hệ miễn dịch trên cá da trơn và cá rô phi.

quả đào tiên
Quả đào tiên là loại quả quen thuộc đối với người dân quê, thường loại cây này được bắt gặp ở những nơi như chùa chiền hoặc được sử dụng làm cảnh trong gia đình. Ảnh minh họa

Trong nghiên cứu này, tôm thẻ chân trắng bị nhiễm các vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh là: V. harveyi, V. alginolyticus, V. Parahaemolyticus, được cho ăn thức ăn thử nghiệm với các hàm lượng khác nhau của bột quả đào tiên trong 20 ngày với: Nhóm A: 0% ; Nhóm B: 3,04% ; Nhóm C: 6,08%; Nhóm D: 9,12% 

Kết quả cho thấy việc bổ sung chiết xuất quả đào tiên ở các liều lượng khác nhau gây ra tác dụng khác biệt đáng kể đến tổng số tế bào máu và có thể giúp điều trị sự nhiễm trùng Vibrio spp.

Bột quả đào tiên được tôm hấp thụ, gây ra phản ứng trong tế bào hemocyte (tế bào máu của tôm) và có xu hướng tăng hoạt động thực bào. Ngoài ra, quả đào tiên làm tăng số lượng tế bào huyết cầu trong tôm thẻ chân trắng. Cụ thể: Bổ sung với liều 3,04% và 6,08% làm tăng lượng hemocyte so với liều 9,12%. Bột quả Đào tiên với liều lượng 3,04% làm tăng số lượng tế bào hyaline của tôm thẻ chân trắng sau khi nhiễm vi khuẩn Vibrio spp.

Bổ sung vào công thức thức ăn với bột quả đào tiên với liều lượng 3,04% làm tăng số lượng tế bào bán hạt và hạt so với đối chứng. Bạch cầu dạng hạt đóng vai trò trong bảo vệ tế bào và các tế bào lympho sản xuất nhiều bạch cầu hạt hơn các tế bào hyaline. 

Kết quả của nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc bổ sung chiết xuất từ quả đào tiên ở mức vượt quá khả năng đáp ứng của cơ thể sẽ gây ức chế miễn dịch và phá vỡ khả năng miễn dịch của tôm. 

Vậy qua nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của việc bổ sung bột C. cujete L. vào chế độ ăn của tôm nuôi để làm tăng phản ứng miễn dịch tế bào giúp điều trị bệnh Vibriosis trên tôm thẻ chân trắng. Liều hiệu quả nhất dao động từ 3,04% đến 6,08%.

Nguồn: Sri Rahmaningsih et al (2021). Effect of Majapahit (Crescentia cujete L.) fruit powder on the immune profile of Litopenaeus vannamei after infection with Vibrio spp [online]. viewed 14 June 2021. fromm <http://www.veterinaryworld.org/Vol.14/June-2021/11.pdf>

Đăng ngày 03/01/2022
Lệ Thủy @le-thuy
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:13 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:13 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:13 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:13 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:13 29/11/2024
Some text some message..