Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Cách lựa chọn thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ chân trắng.

Hiện nay, nuôi tôm thẻ chân trắng từ mô hình bán thâm canh đến siêu thâm canh đều sử dụng sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thẻ thường chiếm hơn 50% tổng chi phí nuôi và có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ quá trình nuôi, vì vậy người nuôi cần lựa chọn loại thức ăn phù hợp để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tôm và đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng

Thời tiết

Quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chịu tác động rất lớn từ môi trường. Trong quá trình nuôi, cần quan sát tình hình cụ thể của thời tiết mà tăng hay giảm lượng thức ăn cho phù hợp với sức ăn của tôm, tránh thừa hay thiếu.

Mưa bão gây biến động môi trường nước nuôi lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm, trong đó hiện tượng kém ăn, bỏ ăn là biểu hiện rõ ràng nhất. Dưới tác động của mưa, nhiệt độ thường thấp hơn 5 – 6oC so với bình thường. Nhiệt độ hạ thấp làm quá trình trao đổi chất của tôm sẽ giảm, dẫn đến sức ăn cũng giảm theo. Ở nhiệt độ thấp, tôm không đòi hỏi lượng thức ăn lớn mà chỉ cần một lượng để duy trì, cho nên cần lưu ý để tránh lãng phí thức ăn và đảm bảo môi trường nước nuôi.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ cao thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể tôm cũng tăng cao, nên chúng sử dụng thức ăn nhiều hơn, quá trình tiêu hóa cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, lượng men tiêu hóa trong cơ thể tôm có hạn nên sẽ khó có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn như ở nhiệt độ bình thường. Như vậy đồng nghĩa là sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn hơn mà hiệu quả không cao.

Đối với tôm thẻ, nhiệt độ thích hợp nằm trong khoảng 28 – 30oC, khi nhiệt độ giảm đi khoảng 2oC thì nên giảm 30 – 50% lượng thức ăn hàng ngày và tùy theo khả năng bắt mồi của tôm mà điều chỉnh lượng thức ăn sau khi nhiệt độ nước ổn định.

Chất lượng nước 

Tôm thẻ thường được nuôi mật độ cao trong thể tích nhỏ nên chất bài tiết từ tôm, thức ăn thừa và hệ vi sinh vật luôn tạo áp lực lớn lên hệ sinh thái ao nuôi. Hai yếu tố quan trọng có thể bị tác động lớn là: NH3 và H2S. NH3 là sản phẩm phụ của sự phân hủy chất đạm, trở nên độc hơn ở pH cao và nhiệt độ cao. Thức ăn thừa, phân tôm và vi sinh vật đã chết làm phát sinh H2S ở khu vực kỵ khí của đáy ao. H2S trở nên độc hơn ở pH thấp và nhiệt độ thấp.

Ngược lại, khi chất lượng nước kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của tôm thẻ, làm giảm cảm giác thèm ăn, suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vậy cần quản lý tốt chất lượng nước ao, kiểm soát lượng thức ăn thừa. Khi môi trường nước ổn định, người nuôi có thể tiết kiệm được 10 – 30% lượng thức ăn.

Quản lý cho ăn

Nếu cho ăn thiếu có thể dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng giảm, nhưng cho ăn dư thừa lại gây bất lợi đến chất lượng nước, vì vậy cần phải điều chỉnh tỷ lệ ăn để đáp ứng nhu cầu thực tế của tôm nuôi. 

Nhu cầu thức ăn hàng ngày được ước tính điều chỉnh dựa trên các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, DO, nhiệt độ và lượng thức ăn còn lại trên sàng theo dõi thức ăn.

Do chất lượng nước hoặc sức khỏe tôm có thể bị thay đổi đột ngột nên cần dùng sàng ăn để theo dõi ước tính, điều chỉnh lượng thức ăn. Thông qua việc theo dõi sàng ăn, người nuôi có thể phát hiện ra tốc độ ăn chậm lại và điều chỉnh lượng thức ăn, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cung như sức khỏe tôm.

Chất lượng thức ăn

Hiện nay thức ăn tôm thẻ trên thị trường là rất đa dạng về nhãn hiệu, thành phần, công thức... Người nuôi cần lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm nuôi cũng như các tiêu chí cụ thể của từng trại nuôi. Khi lựa chọn thức ăn, cần chú ý những vấn đề cơ bản sau:

- Công thức dinh dưỡng chuyên biệt đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của tôm ở từng giai đoạn phát triển.

- Kích thước viên phải phù hợp với kích thước tôm

- Mùi vị và tính hấp dẫn của thức ăn. Các thức ăn có mùi vị ngon và kích thích tôm bắt mồi có thể cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm.

- Thức ăn phải đủ độ ổn định sau khi tiếp xúc với nước để hạn chế việc mất chất dinh dưỡng và lãng phí thức ăn, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường nước nuôi.

- Lựa chọn thức ăn có tăng cường các chất bổ sung (vitamin, enzyme, khoáng chất, các chất kích thích miễn dịch…) để các chất cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường khả năng chống chịu bệnh cho tôm.

Lựa chọn thức ăn chuyên biệt dành cho tôm thẻ

Việc lựa chọn được loại thức ăn chất lượng cao sẽ giúp tôm tăng trưởng nhanh, tăng tỉ lệ sống và hệ số chuyển hoá thức ăn tốt hơn, nhờ đó cải thiện lợi nhuận vụ nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của thức ăn trong nuôi tôm, Ocialis đã cho ra đời dòng sản phẩm thức ăn chuyên biệt dành cho tôm thẻ Neolis.


Neolis có nhiều ưu điểm vượt trội như:

- Tính dẫn dụ cao kích thích tôm bắt mồi, giúp tôm tăng trưởng nhanh và tối ưu hóa hệ số tiêu tốn thức ăn

- Được tăng cường các chất bổ sung đặc biệt giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch và nâng cao tỷ lệ sống cho tôm

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước nuôi, hạn chế bệnh tật cho tôm góp phần giảm chi phí và giá thành nuôi.

- Đảm bảo an toàn về chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Hướng dẫn cho ăn cụ thể như sau:


Thức ăn Neolis là giải pháp dinh dưỡng giúp tôm thẻ khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh, từ đó tăng hiệu quả sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận. Thức ăn chuyên biệt dành cho tôm thẻ Neolis sẽ mang đến một vụ tôm thành công và bội thu cho bà con nông dân!

Đăng ngày 26/02/2020
Thảo @thao
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:19 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:19 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:19 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:19 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:19 25/11/2024
Some text some message..