Tăng hiệu quả với nuôi tôm 2 giai đoạn

Ðể giúp bà con nông dân nuôi tôm đạt hiệu quả hơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình ứng dụng cơ giới hoá trong cải tạo đầm nuôi thuỷ sản tại ấp Tân Phong, xã Tân Hưng.

Tôm thẻ chân trắng có trọng lượng cao nhờ cải tiến mô hình. Ảnh: cen.acs.org
Tôm thẻ chân trắng có trọng lượng cao nhờ cải tiến mô hình. Ảnh: cen.acs.org

Mô hình ứng dụng cơ giới hoá trong cải tạo đầm nuôi thuỷ sản được triển khai với diện tích 20 ha, có 12 hộ dân ấp Tân Phong tham gia. Tổng vốn đầu tư trên 335 triệu đồng, trong đó nông dân đối ứng hơn 290 triệu đồng, phần còn lại do Nhà nước hỗ trợ. Ðiểm mới của mô hình là sử dụng máy để cày hoặc trục đầm nuôi thuỷ sản. Bởi sau nhiều năm sản xuất, đầm vuông tôm luôn ở trong môi trường ngập nước, phát sinh một số loại khí độc gây bất lợi cho tôm nuôi, thậm chí tôm nuôi có thể bị thiệt hại do các yếu tố môi trường biến động. Thêm vào đó, nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông ngày càng cạn kiệt, không đảm bảo cung cấp cho tôm nuôi, dẫn đến tôm chậm phát triển và năng suất giảm.

Ðể khắc phục vấn đề này, mô hình đã đưa cơ giới vào cải tạo đầm, kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học cải thiện các yếu tố môi trường, tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi, kết hợp ứng dụng quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Với sự kết hợp đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, mô hình ứng dụng cơ giới hoá, sau 4 tháng thả nuôi, tôm phát triển nhanh, tỷ lệ đạt đầu con cao, trọng lượng trung bình từ 30-35 con/kg, năng suất ước đạt 350 kg/ha, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức nuôi quảng canh truyền thống.

Ao tômNuôi tôm 2 giai đoạn giúp bà con tăng năng suất mùa vụ. Ảnh: media.baoquangninh.com.vn

Anh Nguyễn Yên Nhu, ấp Tân Phong, một trong những hộ dân tham gia mô hình, phấn khởi: “Ðầm vuông tôm được cày xới hoặc trục giống như thời làm ruộng, kết hợp xử lý vôi,  lấy nước ra vào vuông tôm rửa phèn, sau đó lấy nước kết hợp xử lý men vi sinh ổn định môi trường và gây màu nước, tiến hành thả tôm. Qua theo dõi nhận thấy, màu sắc tôm nuôi rất đẹp, bóng mượt, phát triển nhanh và cho hiệu quả kinh tế khá cao”.

“Trước đây gia đình nuôi tôm quảng canh truyền thống, năng suất tôm nuôi đạt rất thấp, thường xuyên bị mắc bệnh và thiệt hại. Năm nay được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình này, hiệu quả kinh tế mang lại gấp đôi so với hình thức tôm nuôi quảng canh truyền thống”, ông Trần Văn Tám, ấp Tân Phong, chia sẻ.

Theo ông Mã Huy, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, việc sử dụng cơ giới hoá trong cải tạo đầm vuông tôm nhằm làm cho đất thoáng và giải phóng các hợp chất hữu cơ tồn tại trong nền đáy vuông tôm, tạo điều kiện cho hệ sinh thái phát triển, kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học cải thiện môi trường, làm cho đất đai màu mỡ hơn, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm nuôi quảng canh cải tiến đạt hiệu quả hơn.

Thành công của mô hình ứng dụng cơ giới trong cải tạo đầm mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân huyện Cái Nước, đẩy mạnh cơ giới hoá trong cải tạo vuông nuôi và ứng dụng khoa học - kỹ thuật giúp hình thức tôm nuôi quảng canh cải tiến 2 giai đoạn tiếp tục phát huy hiệu quả, nâng cao đời sống bà con nông dân.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 13/12/2022
Việt Tiến
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 21/03/2025

Nội ký sinh trùng trên tôm

Ký sinh trùng là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào cơ thể khi chúng bám trên mang hoặc được tôm ăn vào. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, năng suất nuôi sẽ bị giảm đáng kể, đồng thời chất lượng tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tổn thất không nhỏ cho bà con.

Ký sinh trùng trên tôm
• 10:15 20/03/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 10:34 22/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 10:34 22/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 10:34 22/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:34 22/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 22/03/2025
Some text some message..