Tăng năng lực sản xuất giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là đối tượng nuôi khá phổ biến ở miền Nam, đặc biệt là ĐBSCL. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống còn thiếu và chất lượng con giống chưa được quan tâm đúng mức, đó là những trở ngại để phát triển đối tượng này hơn nữa.

Tăng năng lực sản xuất giống tôm càng xanh
Ảnh: Internet

Chú trọng phát triển

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài thủy sản thích hợp với môi trường nước ngọt nhưng được thuần hóa đưa về nuôi vùng nước lợ và sinh trưởng tốt. Theo kinh nghiệm của nông dân, ưu điểm vượt trội của tôm càng xanh so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng là dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh và thích ứng nhanh với môi trường, nguồn nước. Đặc biệt tôm càng xanh rất thích hợp trong các mô hình xen canh với các loại cây trồng vật nuôi khác, cho hiệu quả về kinh tế và môi trường sinh thái. Chính vì vậy, những năm gần đây, phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển khá nhanh ở nhiều địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau…

Đơn cử như tỉnh Trà Vinh, mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa và trong ao tôm sú đã được Sở NN&PTNT tỉnh thực nghiệm và khuyến khích nông dân thực hiện rất thành công từ 5 năm nay. Hiệu quả nhất là mô hình nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ thay thế cho một vụ nuôi tôm sú vào mùa mưa, giúp nông dân đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm rủi ro, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm trong điều kiện biến đổi khí hậu. Theo ghi nhận, vụ nuôi tôm càng xanh năm 2017, Trà Vinh có hơn 2.100 lượt hộ thả nuôi trên 60 triệu con giống trên diện tích hơn 1.700 ha mặt nước; tổng sản lượng thu hoạch ước trên 1.410 tấn, tăng hơn 700 tấn so năm 2016.

Hay như Đồng Tháp, Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, năm 2013 diện tích nuôi tôm càng xanh của địa phương đạt cao nhất với hơn 1.133 ha, sản lượng hơn 1.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2017 giảm xuống chỉ còn 248 ha, sản lượng trên 77 tấn. Tuy nhiên, hiện Đồng Tháp đang đặt mục tiêu quy hoạch lại diện tích nuôi tôm càng xanh đến năm 2020 là 6.000 ha; sản lượng 9.600 tấn, lượng tôm giống hơn 1 tỷ con; tập trung nuôi ở các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò và thị xã Hồng Ngự.

Hạn chế về giống

Tôm càng xanh được nuôi chủ yếu ở các tỉnh phía Nam trong mùa nước nổi, ngoài ra một số tỉnh phía Bắc có nuôi nhưng không nhiều. Sản xuất giống tôm càng xanh chủ yếu ở phía Nam. Năm 2006 có 43 trại với sản lượng giống là 33,5 triệu con giống; Năm 2007 có 47 trại, sản lượng giống 48 triệu con; Năm 2008 có 46 trại, sản lượng giống đạt 140,3 triệu con; Năm 2009 có 47 trại, số giống sản xuất được 181,4 triệu con; Năm 2010 có 52 trại, số giống sản xuất được 252 triệu con và năm 2017, tổng sản lượng giống tôm càng xanh gần 1,8 tỷ con.

Tôm giống sản xuất tại các tỉnh phía Nam nhìn chung có chất lượng tốt, nuôi nhanh lớn, kích cỡ lớn nhưng sản xuất không đủ cho nhu cầu vì công nghệ chưa ổn định, sản xuất theo thời vụ không hoạt động được quanh năm nên hiệu quả kinh tế không cao. Rất ít cơ sở đầu tư vào sản xuất giống nên năm nào cũng thiếu giống. Năng lực sản xuất giống của các trại chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu. Điều này cho thấy, công tác nghiên cứu chọn giống cũng như quy trình, công nghệ công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh còn hạn chế.

Hiện nay, phần lớn giống tôm càng xanh được nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Quảng Ninh sau đó đưa về phía Nam qua Sân bay Tân Sơn Nhất và vận chuyển tới vùng nuôi. Tôm giống nhập nội nuôi chậm lớn, kích cỡ tôm thương phẩm nhỏ, nhiều tôm cái, hiệu quả sản xuất không cao. Nguyên nhân do nguồn tôm bố mẹ của Trung Quốc được nhập từ Đông Nam Á đưa về gia hóa đã nhiều năm trong điều kiện nhân tạo khác xa với môi trường bản địa nên bị thoái hóa. Tôm bố mẹ gia hóa dễ sản xuất giống phù hợp với mục đích của họ là thương mại nên chỉ chú ý tới sản xuất được số lượng nhiều và giá thành thấp để có lãi mà không chú ý đến chất lượng con giống nên người nuôi phải chịu hậu quả. Mặt khác, do vận chuyển đường dài lại qua nhiều khâu trung gian nên tỷ lệ hao hụt lớn, tôm dễ bị sốc và chậm thích nghi với môi trường.

Theo Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020, Bộ NN&PTTN đặt mục tiêu sản lượng giống tôm càng xanh sẽ đạt 2 tỷ con vào năm 2020; đảm bảo chủ động cung cấp 100% nhu cầu giống cho nuôi trồng, trong đó 75% giống các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực là giống chất lượng, sạch bệnh. Để đạt được mục tiêu này cần có những giải pháp nâng cao tính ổn định của quy trình nhằm đáp ứng sản xuất quy mô hàng hóa. Đồng thời, cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất tôm càng xanh toàn đực chưa hoàn thiện.

Hiện có nhiều địa phương chú trọng phát triển giống tôm càng xanh, điển hình như An Giang. Năm 2017, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã sản xuất 30 triệu post tôm càng xanh toàn đực, 236 triệu ấu trùng tôm càng xanh. Theo đó, năm 2018 tiếp tục đặt mục tiêu sản xuất 40 triệu post tôm càng xanh toàn đực, 300 triệu ấu trùng tôm càng xanh; góp phần cung cấp nguồn giống tôm càng xanh có chất lượng ổn định cho nông dân trong tỉnh và khu vực.

TSVN
Đăng ngày 18/05/2018
Phương Ngọc
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:45 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 14:45 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 14:45 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:45 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 14:45 16/11/2024
Some text some message..