Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

xuất khẩu tôm
Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Theo VASEP, dưới áp lực giảm giá mạnh của đồng euro, yen và nhân dân tệ so với đồng USD đã tác động tới lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, khi mức linh hoạt tỷ giá USD/VND điều chỉnh thấp trong khi tỷ giá của các nước xuất khẩu cạnh tranh được linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, hiện giá thành sản xuất các mặt hàng thủy sản Việt Nam cao hơn các nước đang xuất khẩu cạnh tranh. Chẳng hạn, sản xuất tôm nuôi tại Ấn Độ và Indonesia, giá thành dao động 2,5USD/kg (tôm 100 con) trong khi Việt Nam từ 3,5-4USD/kg. VASEP cho rằng cần tập trung và có chương trình, giải pháp đồng bộ để giảm giá thành sản xuất.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng khó khăn nhưng mặt hàng tôm sú vẫn tốt. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung phát triển mô hình tôm quảng canh, cải tiến, hướng dẫn giúp dân nâng cao năng suất, chất lượng.

Đặc biệt, phải thực hiện quyết liệt các biện pháp giảm giá thành đối với tất cả các mặt hàng, kể cả mặt hàng có thị trường tốt lẫn mặt hàng thị trường không tốt. Đồng thời, đối với tôm nuôi phải quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh.

Qua 8 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực đều giảm từ 6,5-28%, trong đó tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả xuất khẩu chung của ngành. Xuất khẩu tôm chiếm 43% với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,8 tỷ USD, giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 chiếm 50%).

Xuất khẩu cá tra giảm 9%, đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục giảm 7%, đạt trên 306 triệu USD. Các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu giảm 11% xuống còn 273 triệu USD. Duy nhất xuất khẩu cá biển tăng nhẹ 4% đạt gần 660 triệu USD, các mặt hàng hải sản khác đều giảm.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm chủ yếu là mặt hàng tôm (giảm 51%) do giá tôm giảm. Tôm Việt Nam cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia.

Tại thị trường EU, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc đều giảm mạnh ở mức hai con số. Nguyên nhân do kinh tế suy giảm, nhu cầu tiêu thụ giảm, đồng euro mất giá so với USD khiến giá giảm, nhập khẩu hạn chế.

Thủy sản Việt Nam vào các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Trung Quốc cũng diễn ra tình trạng sụt giảm mạnh và chỉ có 2 thị trường ASEAN và Mexico tăng nhờ tăng nhập khẩu cá biển và cá ngừ./.

TTXVN/Vietnam+, 09/09/2015
Đăng ngày 10/09/2015
Bích Hồng

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 11:07 04/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 08:00 29/06/2024

Lợi nhuận khủng từ ‘‘mực xà’’ của cư dân biển Quảng Ngãi

Mực xà - cái tên nghe vừa lạ vừa quen, mực xà không chỉ là một loại hải sản phổ biến mà còn là nguồn thu lớn đối với cư dân vùng biển Việt Nam. Với nhiều đặc điểm nổi bật và giá trị kinh tế cao, mực xà đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong ngành nghề cá và đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Mực xà
• 10:31 27/06/2024

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 19:52 07/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 19:52 07/07/2024

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 19:52 07/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:52 07/07/2024

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 19:52 07/07/2024
Some text some message..