Tăng tỉ lệ sống của cá nhiễm bệnh xuất huyết bằng cỏ sữa lá lớn

Bệnh nhiễm khuẩn hiện nay vẫn là một vấn đề đáng lo ngại đối với nông dân nuôi cá trên toàn thế giới vì chúng dẫn đến thiệt hại kinh tế nặng nề. Trong số các vi khuẩn gây bệnh, Aeromonas hydrophila là loài gây bệnh xuất huyết phổ biến trên cá nước ngọt như cá tra, cá trê phi, cá chép...

Tăng tỉ lệ sống của cá nhiễm bệnh xuất huyết bằng cỏ sữa lá lớn
Cá chép bị bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila.

Aeromonas hydrophila là vi khuẩn gram âm và chúng có khả năng sống sót trong cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí có nhiều yếu tố độc lực tác động đến các cơ quan khác nhau. Các triệu chứng bao gồm bỏ ăn, đốm đỏ trên thân, xuất huyết tập trung nhiều ở gốc vây xung quanh miệng, bụng phình to và mang nhạt. Việc sử dụng kháng sinh, đặc biệt là oxytetracycline (OTC), là một cách tiếp cận thường xuyên để kiểm soát mầm bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đã trở nên hạn chế hơn hoặc thậm chí bị cấm hoàn toàn do sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong cá cũng như lo ngại về tác dụng của kháng sinh với sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, các lựa chọn thay thế cho phương pháp điều trị bằng kháng sinh, như thảo dược và chiết xuất thảo dược, ngày càng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi để phòng và trị các bệnh nhiễm khuẩn trên cá.

Trong số những thảo dược tiềm năng thì các loài từ chi Citrus (Họ Rutaceae), được trồng rộng rãi trên khắp thế giới và được biết có khả năng kháng khuẩn và ký sinh trùng (Tomotake et al. 2006; al. 2016). Euphorbia hirta còn được gọi là cây cỏ sữa lá lớn( Thuộc Họ Euphorbiaceae) được dùng nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để điều trị các bệnh khác nhau, như sốt xuất huyết, viêm phế quản mãn tính và khả năng kháng khuẩn rộng với vi khuẩn.

cỏ sữa lá lớn, thảo dược cho cá, kháng sinh tự nhiên, bệnh xuất huyết, trị bệnh cho cá

Việc sử dụng các chất chiết xuất từ cam chanh, cỏ cà ri hoặc cỏ sữa lá lớn Euphorbia hirta đã được chứng minh chúng mang lại lợi ích sức khỏe cho cá. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vỏ cam quýt ở mức 15 hoặc 30 g/kg cũng như bột hạt cỏ cà ri ở mức 50 g/kg đã cải thiện khả năng miễn dịch của cá tráp (Sparus auratus). Và việc bổ sung chiết xuất từ cỏ sữa lá lớn vào chế độ ăn cũng góp phần cải thiện các phản ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đồng thời tăng tỉ lệ sống của cá chép sau khi thử thách với bệnh xuất huyết (Pratheepa và Sukumaran 2014). Hơn nữa, chế độ ăn từ cỏ sữa lá lớn đã cải thiện đáng kể sự phát triển của cá rô phi Oreochromis niloticus cũng như sự sống còn của chúng khi nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Kareem et al.2016).

Mục đích của nghiên cứu Atefeh Sheikhlar và cộng sự 2017 nhằm (1) so sánh hoạt tính kháng khuẩn trong phòng thí nghiệm của dịch chiết nước hoặc chiết xuất metanol từ ba loại thực vật khác nhau (hạt cây cỏ cà ri, vỏ chanh và các bộ phận trên của cỏ sữa lá lớn) với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila và (2) lợi ích của chiết xuất methanolic của cỏ sữa lá lớn E. hirta đối với sự tăng trưởng, sinh trưởng và các đặc điểm sinh hóa của cá trê lai Clarias gariepinus cũng như khả năng chống lại bệnh do A. hydrophila.

Kết quả của nghiên cứu 1: Phương pháp khuếch tán qua giếng thạch cho thấy rằng chiết xuất methanol của cỏ sữa lá lớn E. hirta (EHE) có vùng ức chế lớn nhất và nồng độ ức chế tối thiểu thấp nhất so với tất cả các chiết xuất thảo dược khác. Dựa trên kết quả này, EHE được đưa vào chế độ ăn bổ sung cho cá trê phi ở thí nghiệm 2 với hàm lượng: 0 (đối chứng), 2, 5 hoặc 7 g/kg thức ăn (thí nghiệm 1).

Mỗi nhóm cá được tiến hành ba lần, với 30 con (trọng lượng trung bình ± SE = 9,4 ± 0,4 g) trong mỗi lần lặp lại. Sau 30 ngày, sự tăng trưởng, lượng thức ăn, chỉ số gan (HSI) và các thông số sinh hóa huyết tương đã được đo. Với một nhóm cá trê lai bổ sung hiệu quả của chế độ ăn EHE trong việc tạo ra sức đề kháng của cá đối với A. hydrophila trên 30 ngày được so sánh với chế độ ăn có chứa oxytetracycline (OTC; thí nghiệm 3). 

Thí nghiệm 1 cho thấy không có thay đổi đối với tăng trưởng, hiệu quả cho ăn, HSI hoặc các thông số sinh hóa huyết tương. Tuy nhiên, trong thí nghiệm 2, những con cá được cho ăn EHE ở mức 5 g/kg có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, với sức đề kháng cao hơn được quan sát thấy đối với cá được cho ăn EHE ở mức 7 g/kg.

Chế độ ăn sử dụng kháng sinh oxytetracycline có hiệu quả hơn chiết xuất từ cỏ sữa lá lớn EHE như là một biện pháp dự phòng nhiễm A. hydrophila cho cá trê phi. Tuy nhiên, EHE có thể là một chất bổ sung chế độ ăn uống có giá trị để cải thiện sức đề kháng của cá trê phi khi nhiễm trùng A. hydrophila.

cỏ sữa lá lớn, thảo dược cho cá, kháng sinh tự nhiên, bệnh xuất huyết, trị bệnh cho cá

Cỏ sữa lá lớn - kháng sinh tự nhiên giúp tăng tỉ lệ sống của cá nuôi khi bị nhiễm bệnh xuất huyết. Ảnh: temperate.theferns

Kết luận, nghiên cứu hiện tại cho thấy trong số sáu chiết xuất thảo dược khác nhau, chiết xuất methanol của E. hirta cho thấy hoạt tính kháng khuẩn in vitro mạnh nhất đối với A. hydrophila. Khi được đưa vào chế độ ăn của cá trê lai, chiết xuất E. hirta này được chứng minh là an toàn dựa trên sự tăng trưởng của cá và một số thông số máu. Hơn nữa, có một tiềm năng điều trị đáng kể của chiết xuất E. hirta khi cá bị thử thách với mầm bệnh A. hydrophila những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý bệnh cá da trơn.

Mặc dù có nhiều loại thuốc dự phòng khác nhau, nhưng việc sử dụng chiết xuất thảo dược từ E. hirta rất hứa hẹn vì kháng sinh tự nhiên này không tốn kém và có sẵn trên khắp thế giới. Tuy nhiên cần có nghiên cứu sâu hơn về mức độ cao hơn cũng như bất kỳ tương tác nào với các chiết xuất thảo dược khác, có thể cải thiện hiệu quả của từ cỏ sữa lá lớn và loại bỏ nhu cầu sử dụng kháng sinh.

To cite this article: Atefeh Sheikhlar, Goh Yong Meng, Razak Alimon, Nicholas Romano & Mahdi Ebrahimi (2017) Dietary Euphorbia hirta Extract Improved the Resistance of Sharptooth Catfish Clarias gariepinus to Aeromonas hydrophila, Journal of Aquatic Animal Health, 29:4, 225-235, DOI: 10.1080/08997659.2017.1374310. Tepbac.com

Đăng ngày 26/12/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:09 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:09 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:09 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:09 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:09 26/04/2024