Tăng trưởng tôm Việt và Ecuador: Câu chuyện không tưởng có thật!

Bất ngờ hai chiến lược khác nhau nhưng đều giúp Việt Nam và Ecuador đưa ngành tôm an toàn đi qua Covid-19.

mua bán tôm
Việt Nam và Ecuador đang trở thành "hiện tượng" của ngành tôm trong đại dịch Covid-19

Nền kinh tế thế giới trong hơn nữa năm qua đã bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Chúng ta đã rất khó khăn khi vừa phải chống dịch vừa giảm mức độ thiệt hại về kinh tế. Có thể xem dịch Covid-19 là thảm họa nhưng cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại chính mình và có được những bước đi mới trong tương lai.

Theo nhà phân tích thủy sản Gorjan Nikolik của Rabobank- công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia, năm 2019 là năm rớt giá của con tôm dù vậy vậy mọi người vẫn hy vọng sẽ có khởi sắc hơn vào năm 2020. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, kéo theo đó là những tác động lớn đến sự xuất khẩu của con tôm. Thị trường Trung Quốc bắt đầu giảm lượng cầu đáng kể. Các nhà nhập khẩu ở Mỹ và Châu Âu cũng bắt đầu trữ tôm. Vào tháng 05, nhập khẩu tôm ở Mỹ giảm 30%- thấp nhất trong 7 năm qua. Xuất khẩu ở Ấn Độ vào Mỹ Cũng giảm 57% trong tháng 05 và 43% trong tháng 06.

Ngành tôm ở tất cả quốc gia đều bị ảnh hưởng dù trực tiếp hay gián tiếp, nhưng có phải tất cả tác động đều tiêu cực? Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua 2 biểu hiện của ngành tôm ở Ecuador và Việt Nam, tuy chiến lược khác nhau nhưng đều đang “an toàn” giữa tâm đại dịch.

Ecuador

Trong khi các nước khác bắt đầu trải qua sự ảnh hưởng này thì Ecuador lại khác.


Biểu đồ thể hiện xuất khẩu tôm của Ecuado từ tháng 01 – 05/2020

Ecuador đã tăng trưởng lên 2 con số lần đầu trong suốt 7 năm qua, nhờ vào vận hành mô hình kinh doanh tập trung vào tôm chưa chế biến, chủ yếu cung cấp hàng cho Trung Quốc. Đây có lẽ một câu chuyện không tưởng trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành ở tất cả các nước.

Ecuador không có năng lực sản xuất và chế biến cho các ngành bán lẻ hay có thể cung cấp vào chuỗi giá trị sản xuất ở các thị trường Châu Âu hay Mỹ. Có thể nói mặt hàng của họ là mặt hàng thô, thiếu sự đầu tư về công nghệ kỹ thuật nhưng lại đang là nguồn cung mang lại lợi nhuận to lớn cho họ từ trước đến nay.

Và đây cũng chính là vấn đề đóng vai trò như là một chất xúc tác cho các rắc rối của Ecuador.

Ngành tôm ở Ecuador phát triển rất tốt, xuất khẩu tăng đến 82% chỉ trong 5 tháng đầu năm. Nhưng vào tháng 6/2020, giới chức Trung Quốc đã phát hiện dấu vết của Covid-19 trên gói hàng tôm của Ecuador, họ đã bắt đầu ra lệnh cấm nhập khẩu với 4 nhà xuất khẩu lớn của Ecuador và sản lượng tôm nhập khẩu cũng bắt đầu giảm mạnh trên diện rộng.

Hậu quả của việc này là từ xuất khẩu 120.000 tấn vào tháng 05 giảm ½ số lượng vào tháng 6 và chỉ còn 10.000 tấn vào tháng 07. Dù sản lượng xuất khẩu đến các nước khác của Ecuador tăng nhưng cũng không thể bù đắp cho lượng tôm tồn đọng do chuẩn bị xuất sang Trung Quốc.

Thật kỳ lạ, gói hàng được phát hiện là một trong 245.000 gói và chỉ là mẫu RNA của virus, nó không hoạt động và không sống như virus và chỉ nằm ngoài gói hàng. Hành động của chính quyền Trung Quốc là khá cứng nhắc. Một lí thuyết cho rằng, Trung Quốc đang dùng điều này để có thể đạt được những lợi ích trong các cuộc đàm phán hay các vấn đề khác. Một số khác cho rằng điều này liên quan đến việc Ecuador xuất khẩu tôm qua Việt Nam. Một số lại cho rằng Trung Quốc đang bảo vệ ngành tôm của nước mình vì có đến 60% thị trường ở Trung Quốc được phụ vụ bởi tôm ở Ecuador.

Nhưng dù lí dó là gì đi chăng nữa thì chắn chắc nó sẽ gây ra những lo ngại đáng để, một sự giảm mạnh lượng tiêu thụ, cung vượt quá cầu và sự giảm mạnh về giá đến 25-35% so với giai đoạn cùng năm trước của người nông dân Ecuador. Thật khó để họ có thể bán tôm với giá thấp hơn cả giá thành sản xuất.

Ngành tôm Ecuador cần đa dạng hóa thị trường và phát triển ngành chế biến riêng của mình, điều này sẽ giúp họ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và có sự tiếp cận cân bằng hơn. Ngoài ra, họ cần có sự tăng cường trong sản xuất tôm.

Sự tăng cường không có nghĩa là nuôi trữ lượng lớn hơn mà phải có FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tốt hơn, đảm bảo quản lí tốt về an toàn sinh học và có tỉ lệ chết thấp hơn. Điều đó sẽ giảm áp lực về dịch bệnh, tỉ lệ chết và những công ty sẽ có thành phẩm chất lượng hơn.

Việt Nam

Mặc dù tăng trưởng không tương xứng với kỳ vọng trước đại dịch, nhưng Việt Nam cũng là một câu chuyện tích cực.


Biểu đồ và bảng so sánh xuất khẩu tôm của Việt Nam qua các năm.

Hiện Việt Nam đang có nhiều lợi ích hơn từ việc thiết lập nhiều kênh bán hàng đến nhiều quốc gia khác nhau. Không giống như Ecuador chỉ cung cấp cho một nước, Việt Nam đang hướng trục quay đến Mỹ và Canada hơn là Trung Quốc và Châu Âu. 

Ngành tôm Việt Nam đã có triển vọng khá lạc quan trước đại dịch và cũng chỉ bị ảnh hưởng khá ít từ sự bùng nổ dịch Covid-19 từ Trung Quốc hồi đầu năm- minh chứng là giá trị xuất khẩu tôm tăng 2.3% so với cùng kì năm ngoái và những dữ liệu gần đây lại cho thấy rằng những tháng tiếp theo cũng khá lạc quan cho xuất khẩu Việt Nam.

Ngoài việc xoay sở được đa dạng thị trường để tiêu thụ, Việt Nam cũng làm chủ được sản lượng tôm của mình. Lý do được cho là Việt Nam cũng là quốc gia có tỉ lệ nhiễm Covid-19 rất thấp, ít bị ảnh hưởng bởi Covid. Mặt khác, có thể con người Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đối mặt với thiên tai, cho nên mọi người vẫn giữ được nhịp độ sản xuất. Theo dự tính, năm 2020, Việt Nam có thể cung cấp đến 530.000 tấn tôm, bằng với sản lượng tôm của năm vừa qua.  

Như vậy, qua phân tích chúng ta nhận ra rằng mấu chốt của vấn đề này chính là trước mắt cần giảm thiệt hại nhiều nhất của dịch bệnh đối với nền kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời cần tạo ra sự đa dạng hóa thị trường cầu để tránh sự phụ thuộc đối với một quốc gia nhất định. Để làm được điều này việc đầu tư công nghệ vào khâu chế biến là điều hiển nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ở mỗi thị trường khác nhau.

Đăng ngày 20/08/2020
Triệu
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:57 09/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 10:57 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 10:57 09/10/2024

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 10:57 09/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 10:57 09/10/2024
Some text some message..