Tăng tỷ lệ nở cho cá cảnh Nemo sang chảnh

Chế độ dinh dưỡng cho cá khoang cổ Nemo bố mẹ có nghĩa quan trọng đến hiệu quả sản xuất giống thương mại.

Cá hề.
Cá khoang cổ Nemo.

Cá khoang cổ Nemo (Ocellaris) là một trong những loài cá khoang cổ được ưa chuộng nhất vì chúng có màu sắc, hình dạng đẹp và dễ thích nghi trong điều kiện nuôi giữ. Trong nghề nuôi cá cảnh, màu sắc là một trong những đặc điểm ảnh hưởng đến giá cả thị trường và đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổng thể cá nuôi. Tuy nhiên, nuôi trong môi trường nhân tạo cá Nemo sinh trưởng chậm và nhạt màu, vì thế vấn đề cải thiện tăng trưởng và màu sắc của cá Nemo cần được quan tâm.

Cá khoang cổ Nemo là loài cá đẻ liên tục, chu kỳ sinh sản ngắn nên chế độ dinh dưỡng đảm bảo sẽ thúc đẩy thời gian tái thành thục của cá nhanh hơn, tăng sức sinh sản của cá, nâng cao tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng, từ đó tăng cao sản lượng con giống. Một trong những thành phần dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến chất lượng của sản phẩm sinh dục của các loài cá được biết đến là vitamin E.

Vitamin E tự nhiên tồn tại dưới 8 dạng khác nhau bao gồm các tocopherols và các tocotrienols. Trong đó dạng α-tocopherol acetate là dạng có chứa hàm lượng vitamin E hoạt tính cao và thường được sử dụng bổ sung vào thức ăn cho tôm cá. Vitamin E tuy không có giá trị cung cấp năng lượng nhưng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến biến dưỡng chất đạm, chất béo, chất bột, chất đường, xơ và muối khoáng nên có ảnh hưởng lớn đến các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và duy trì các hoạt động của cá, đồng thời tăng đáp ứng miễn dịch, cải thiện hiệu suất cá và tăng cường tỉ lệ sống.

Do đó, bài báo này cung cấp các kết quả ảnh hưởng của vitamin E đến chất lượng sản phẩm sinh dục, ấu trùng cũng như tỷ lệ hao hụt của trứng, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của ấu tr ng cá khoang cổ Nemo. 

Nghiên cứu ứng dụng vitamin E lên sinh sản cá Nemo

Cá bố mẹ được thuần dưỡng thích nghi và được nuôi vỗ bằng tôm, ruốc tươi (cho ăn 2 lần/ngày, tỷ lệ 5–10% khối lượng cơ thể) đến khi từng đôi cá bắt cặp với nhau. 

Thí nghiệm được thực hiện trong 13 tháng với 15 bể kính có thể tích 120 lít có lọc sinh học riêng biệt (thể tích 70 lít) và 1 chậu đất sét làm giá thể. Mỗi bể nuôi có 1 cặp cá Nemo bố mẹ được bắt cặp nhưng chưa tham gia sinh sản lần nào. Mỗi nghiệm thức có 3 bể lặp với 5 hàm lượng vitamin bổ sung tương ứng lần lượt là 0 mg vitamin E/kg thức ăn (NT1), 125 mg vitamin E/kg thức ăn (NT2), 250 mg vitamin E/kg thức ăn (NT3), 375 mg vitamin E/kg thức ăn (NT4) và 500 mg vitamin E/kg thức ăn (NT5) .

Thức ăn cơ bản của cá Nemo bố mẹ gồm thịt tôm tươi, nhuyễn thể làm sạch và xay nhuyễn. Hoà vitamin E với nước và trộn đều với thức ăn cơ bản và cho vào túi nilon, ép chặt thành miếng mỏng, đóng kín miệng túi. Thức ăn được bảo quản ở -32o C và sử dụng trong 1 tháng.  Khi cho ăn, thức ăn sẽ được bẻ ra thành miếng nhỏ và rã đông ở nhiệt độ phòng và dùng thìa cắt thành từng miếng nhỏ cho cá ăn.

Kết quả

Kết quả cho thấy thời gian tái thành thục và sinh sản, tần suất sinh sản, sức sinh sản thực tế, đường kính trứng và kích thước ấu trùng không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn bổ sung vitamin E ở các mức khác nhau nhưng việc bổ sung vitamin E lại cải thiện tỷ lệ hao hụt của trứng trong quá trình ấp. Chế độ ăn có bổ sung vitamin E  ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ hao hụt của trứng, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi. 

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy sức sinh sản thực tế của cá khoang cổ Nemo bố mẹ tỷ lệ thuận với hàm lượng vitamin E. Sức sinh sản thực tế của cá khoang cổ Nemo cao nhất ở NT5 (500 mg vitamin E/kg thức ăn) đạt 403 trứng/ổ và thấp nhất ở NT1- đối chứng (309 trứng/ổ). Tỷ lệ trứng hao hụt trong quá trình ấp của cá bố mẹ đạt giá trị thấp nhất ở chế độ ăn bổ sung 375 mg vitamin E/kg thức ăn (31,12%) và cao nhất ở cá bố mẹ ăn thức ăn đối chứng-NT1 (48,69%). Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng đã cho biết chế độ ăn bổ sung hàm lượng vitamin E ở mức 250 mg/kg cho thời gian tái thành thục ngắn nhất (14,33 ngày/lần), tần suất sinh sản lớn nhất (2,13 lần/tháng).

Tóm lại, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhu cầu vitamin E tối ưu của cá khoang cổ Nemo đạt được hiệu quả sinh sản là 375 mg vitamin E/kg thức ăn.

Kết quả từ nghiên cứu cung cấp thông tin về chế độ dinh dưỡng thích hợp cho cá khoang cổ Nemo bố mẹ, có nghĩa quan trọng đến hiệu quả sản xuất giống thương mại.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển

Đăng ngày 05/03/2020
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:07 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:07 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:07 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:07 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:07 25/11/2024
Some text some message..