Tăng tỷ lệ sống khi nuôi cá rô đồng thâm canh

Nâng cao tỷ lệ sống cá rô đồng nuôi thâm canh từ giai đoạn cá bột đến cá thương phẩm.

Cá rô đồng
Cá rô đồng. Ảnh: Biswa1992

Mô hình nuôi cá rô đồng hiện nay phát triển theo hướng nuôi thâm canh, sử dụng 100% nguồn cá bột từ sinh sản nhân tạo, thả trực tiếp cá bột ra ao nuôi, một số hộ thả nuôi từ giai đoạn trứng. Sử dụng gần 100% thức ăn công nghiệp, chỉ giai đoạn cá bột có sử dụng thêm một số loại thức ăn khác để hỗ trợ như: bột cá, bột đậu nành, lòng đỏ trứng, sữa bột...

Thả nuôi từ cá bột, mật độ thả trung bình 500.000 – 1.000.000 cá bột/1.000 m2 ao, thời gian nuôi 4,5 - ≥ 5 tháng, thu hoạch cá thương phẩm. Kích cỡ cá thương phẩm trung bình 4 – 6 con/kg, hệ số chuyển hoá thức ăn FCR trung bình: 1.2 – ≥ 1.3.

Vì sao nuôi cá rô đồng thâm canh có tỷ lệ sống thấp?

Diện tích ao nuôi lớn

Hầu hết các mô hình nuôi cá rô đồng sử dụng ao đất có diện tích lớn ≥ 2.500 m2. Ao càng lớn thì việc chăm sóc, quản lý cá nuôi, đặc biệt giai đoạn cá bột mới thả nuôi càng gặp nhiều khó khăn. Khi diện tích ao lớn với mức nước trung bình ban đầu ≥ 0,8 – 1,0 m dẫn đến áp suất lớn cá bột di chuyển hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng.

Cải tạo ao không đạt yêu cầu kỹ thuật

Ao lớn thì công đoạn cải tạo, xử lý, sên bùn, trảm mọi, loại trừ chất hữu cơ, mầm bệnh, địch hại, của vụ nuôi trước ra khỏi ao… không được thực hiện triệt để. Chủng loại vôi, liều lượng vôi bón, thời gian phơi ao… chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 

Nguồn nước lấy vào ao nuôi chất lượng không ổn định, cá tạp, mầm bệnh, địch hại không được ngăn chặn triệt để do ít hoặc không sử dụng túi lọc khi lấy nước vào ao nuôi, mầm bệnh, địch hại, từ đó theo vào.

Thông số môi trường như pH, độ kiềm, khí độc, chưa được kiểm tra kỹ, xử lý ổn định trước khi thả cá bột.

Lưới chắn quanh bờ ngăn cá tạp, địch hại, ít được hộ nuôi quan tâm, đầu tư. Sau khi lấy đủ nước theo yêu cầu từng công đoạn nuôi, thời gian xử lý, loại thuốc, liều lượng sử dụng diệt cá tạp, mầm bệnh, địch hại, chưa đạt mục tiêu loại trừ triệt để.

Vận chuyển cá và gây màu nước chưa đạt yêu cầu

Cá bột đạt tiêu chuẩn ương nuôi, thời gian chuyển cá, điều kiện vận chuyển, hỗ trợ trong quá trình vận chuyển, hỗ trợ kỹ thuật trước, trong, sau khi thả cá bột ra ao, người nuôi thực hiện chưa đạt yêu cầu.

Công đoạn gây nuôi tảo có lợi, thức ăn tự nhiên trước khi cho cá bột ra ao ương nuôi cũng cần xem xét. Thời điểm thực hiện, nguyên liệu sử dụng, liều lượng nguyên liệu, cách thực hiện, tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra cảm quan…chưa được hộ nuôi quan tâm đúng mức.

Dùng thuốc, hóa chất không hợp lý

Nuôi cá rô đồng thâm canh, từ giai đoạn cá bột, đến giai đoạn cá chuẩn bị xuất bán, người nuôi sử dụng rất nhiều thuốc, hoá chất hỗ trợ xứ lý môi trường, phòng, trị bệnh. Thuốc kích dục tố, kích thích cá sinh sản như HCG, LH-RHa, Não Thuỳ, Prolan B… Các loại hoá chất cải tạo ao, hồ, thuốc xử lý nước, xử lý môi trường, thuốc sổ lãi, đặc biệt thường xuyên sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh.

Ngoài những kháng sinh chuyên biệt dùng trong nuôi thuỷ sản, người nuôi còn sử dụng kháng sinh dùng cho người, kháng sinh nguyên liệu, kháng sinh không rõ nguồn gốc. Liều dùng tăng dần sau mỗi lần cá bệnh, dùng 2, 3 loại thuốc kháng sinh phối hợp với nhau, nhưng không nắm rõ cơ chế phối hợp thuốc. Tần suất sử dụng kháng sinh liên tục, như một thói quen trong quá trình nuôi. Dùng kháng sinh trong thời gian dài, bỏ qua khuyến cáo dùng tối đa không quá 5 ngày, sau khi dùng kháng kháng sinh liên tục, không thực hiện việc giải độc gan, tăng cường sức khoẻ, đề kháng, cho cá.

Chính việc sử dụng thuốc kháng sinh lạm dụng, là nguyên nhân làm cá phân đàn, tăng trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, tỷ lệ sống giảm thấp, FCR cao. Thả cá bột ra môi trường ao ương, nuôi, với các vần đề đã thảo luận trên, chắc chắn khó kỳ vọng cải thiện, nâng cao tỷ lệ sống cá nuôi cho mô hình. 

Nâng cao tỷ lệ sống cá rô đồng nuôi thâm canh

Để nâng cao tỷ lệ sống cá rô đồng nuôi thâm canh, từ giai đoạn cá bột đến cá thương phẩm, cần thiết cải thiện các vấn đề sau.

Ương cá rô đồng ở ao có diện tích nhỏ

Dùng ao có diện tích nhỏ, trung bình 500 - ≤ 1.000 m2 để ương cá trong giai đoạn cá bột, trong tháng đầu tiên. Có thể dùng lưới mắt nhỏ, lưới mùng, quây 1 góc ao nuôi, diện tích khoảng 500 m2 để ương cá.

Mức nước ao ương ban đầu ≤ 0,8 m, sau 1 -2 tuần dâng nước lên mức bình quân 1 – 1,2 m, sau 1 tháng ương, mức nước ≥ 1,5 m. Mật độ ương cá 1.500 – 2.000 cá bột/m2.

Khi cá bột chuyển từ mặt nước bể đẻ xuống các tầng nước sâu hơn, phân bố đều các vị trí trong bể đẻ. Phản ứng nhanh với tiếng động, bơi lội chủ động, khối noãn hoàng dưới bụng không còn, là thời điểm thích hợp để chuyển cá bột ra ương. Nên vận chuyển cá sáng sớm, hoặc chiều mát.

Nếu vận chuyển đi xa, đóng bao oxy loại 50 m3, dùng 50 % nước bể đẻ, 50% nước mới, làm môi trường nước chứa, vận chuyển cá bột. Bổ sung vitamin C, chống sốc, Premix…vào nước vận chuyển cá. 

Gây màu nước ao ương

Khi thả cá bột ra ao ương, màu nước, thức ăn tự nhiên, có trong ao ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống cá con trong tháng ương, nuôi, đầu.

Gây màu nước thông qua bón phân vô cơ, hoặc dùng các sản phẩm gây màu có sẵn, hiện có bán trên thị trường.

Nếu dùng phân vô cơ gây màu, có thể dùng DAP, liều lượng 300g/100 m3 ao. Việc gây nuôi thức ăn tự nhiên như Bo bo (trứng nước), Dapnhia, Rotifer…cần thực hiện trước khi cho cá ra ao 3-5 ngày.

Ngày đầu tiên đến ngày thứ 5: Cho cá bột ăn lòng đỏ trứng vịt hoặc gà, sữa đậu nành, sữa bột, khẩu phần như sau: 3 lòng đỏ trứng + 100 g sữa đậu nành + 100 g sữa bột, cho 10.000 con cá bột/ngày. Lòng đỏ trứng luộc chín nghiền ra thành bột, hòa tan trong nước, đậu nành ngâm trong nước 24 giờ xay nhuyễn thành bột. Khi cho cá ăn, hòa tan thức ăn trong nước, rải đều lên mặt ao. Mỗi ngày cho ăn 3 – 4 lần, 7g, 10g, 14g và 17g.

Từ ngày thứ 6 đến ngày 14, ngoài sử dụng khẩu phần ăn như tuần đầu, bà con dần bổ sung thức ăn công nghiệp dạng bột, có hàm lượng đạm ≥ 45%.

Đến giữa tuần ương thứ 2, ngưng hẳn khẩu phần ăn tuần đầu, chỉ dùng thức ăn dạng bột, đạm ≥ 45%.

Ngày thứ 15 đến ngày thứ 25: Cho ăn thức ăn công nghiệp dạng mảnh, hàm lượng đạm ≥ 42%.

Ngày thứ 25 đến ngày thứ 35: Cho ăn thức ăn công nghiệp cỡ 1.0 mm, hàm lượng đạm ≥ 42%.

Ngày thứ 35 đến ngày thứ 50: Cho ăn thức ăn công nghiệp cỡ 1.5 mm, hàm lượng đạm ≥ 40%.

Ngày thứ 50 đến ngày thứ 90: Cho ăn thức ăn công nghiệp cỡ 2.0 mm, hàm lượng đạm ≥ 35%.

Ngày thứ 90 đến ngày thứ 150: Cho ăn thức ăn công nghiệp cỡ 3.0 – 4 mm, hàm lượng đạm ≥ 30%. 

Trong ương cá bột, quan trọng nhất là gây nuôi thức ăn tự nhiên thành công, duy trì nguồn thức ăn này đến khi cá hương sử dụng được thức ăn công nghiệp dạng bột, góp phần nâng cao tỷ lệ sống cá ương. Kích cỡ thức ăn, hàm lượng đạm, lượng ăn, phân bổ hợp lý theo từng giai đoạn ngày nuôi, cũng là yếu tố chính, quyết định trực tiếp đến tỷ lệ sống cá ương, nuôi.

Các lưu ý quan trọng khác

Giải pháp hiệu quả góp phần cải thiện, nâng cao tỷ lệ sống cá rô đồng bắt đầu từ khâu tuyển chọn bầy cá hậu bị làm cá bố mẹ, tốt nhất nên tuyển chọn cá đực, cá cái, có nguồn gốc xa nhau về địa lý, khác yếu tố di truyền, gia phả. Chọn bầy cá hậu bị đủ tuổi tham gia sinh sản, chọn cá không bị dị hình, dị tật. Nuôi vỗ cá hậu bị khoảng 30 – 60 ngày, bằng chế độ cho ăn đạm ≥ 45%, dinh dưỡng khác bổ sung như mầm lúa, giá đỗ, vitamin E…và chăm sóc đặc biệt, thay nước 30 – 50 %, tuần thay 3 – 4 lần, kích nước, để trứng cá phát triển tốt. Chọn thời điểm hợp lý, chín mùi, chuyển cá ra ương.

Mục tiêu nâng cao tỷ lệ sống cá ương, nuôi  sẽ hiệu quả hơn nếu việc phòng bệnh được bà con thực hiện chủ động, kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp. Hạn chế tối đa lạm dụng kháng sinh, nếu vì lý do bắt buộc sử dụng, không nên sử dụng kháng sinh quá 5 ngày. Sau khi sử dụng kháng sinh, cần thiết phải giải độc gan, tăng cường đề kháng, tăng cường miễn dịch. Bổ sung vi sinh có lợi, cho hệ đường ruột cá. 

Đăng ngày 21/07/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 05:04 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 05:04 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:04 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 05:04 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 05:04 14/11/2024
Some text some message..