“Tạp chất” ngành thủy sản

Tình trạng bơm tạp chất vào tôm lâu nay làm đau đầu các nhà quản lý và làm xấu đi hình ảnh của mặt hàng tôm Việt Nam. Thậm chí kiểu làm ăn bất chính này đang là nguy cơ đe dọa đến hoạt động xuất khẩu tôm.

tôm sú
Nông dân Bạc Liêu thu hoạch tôm. Ảnh: S.H

Thế nhưng một điều trái khoáy vừa được phanh phui tại một đơn vị có chức năng kiểm soát “đầu vào” phục vụ cho nuôi trồng thủy sản không khỏi làm người ta giật mình khi đặt câu hỏi: Bộ NN-PTNT đã làm gì để triệt tiêu tình trạng bơm tạp chất vào tôm? Cụ thể, cơ quan chức năng đã vạch trần việc Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm kiểm định nuôi trồng thủy sản, trực thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT cấu kết cùng số cán bộ ở đây làm giả hồ sơ hợp quy khoảng 800 sản phẩm thủy sản.

Có người so sánh hành động của các cán bộ ở trung tâm này còn nguy hại hơn chuyện “con tôm ăn đủ tạp chất”, bởi qua xác minh, các đối tượng trên đã làm khống danh mục sản phẩm vào phụ lục của 3 văn bản của Tổng cục Thủy sản (văn bản số 758/TCTS-TTKN, 1526/TCTS-VP, 1789/TCTS-VP), trong đó, cấp phép cho lưu hành 140 sản phẩm là thức ăn chăn nuôi và 668 sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thủy sản vào lưu hành trái quy định của pháp luật.

Câu chuyện bơm tạp chất vào tôm đã xảy ra hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để. Cà Mau là một trong những điểm nóng về vấn nạn tôm nguyên liệu có chứa tạp chất ở ĐBSCL. Từ đầu năm 2016 đến nay, Cà Mau phát hiện nhiều trường hợp bơm tạp chất vào tôm và xử phạt hàng trăm triệu đồng. Số vụ bị phát hiện được đánh giá là rất ít so với thực tế bởi thủ đoạn thực hiện ngày càng tinh vi. Nó không chỉ xảy ra ở những tụ điểm nhỏ do thương lái tổ chức mà còn ở cả các doanh nghiệp từng hô hào “nói không với tôm tạp chất”. “Tình trạng bơm tạp chất vào tôm ở nhiều dạng (agar - rau câu, chế phẩm dạng bột CMC, rong biển nấu chín được xay nhuyễn, nước…) để tăng trọng. Vụ việc sẽ xảy ra ngày càng nhiều khi vào thời điểm nguồn nguyên liệu khan hiếm”, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau nói. Theo ông Bằng, để qua mặt lực lượng chức năng kiểm tra, những người tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm thường đưa vào các ngõ ngách, vùng sâu vùng xa, thậm chí là đưa lên phương tiện vận chuyển để thực hiện hành vi gian lận, đồng thời tổ chức canh gác kỹ lưỡng. Trước khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, họ sẽ giảm tỷ lệ bơm xuống, pha loãng nên rất khó phát hiện hoặc tìm cách phi tang. Cũng có trường hợp bắt quả tang nhưng những người tổ chức lại cho người khác đứng ra nhận hàng nên rất khó xác định được đối tượng chủ mưu để xử lý.

Thật chua xót khi Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, ông Lương Ngọc Lân, nhìn nhận: “Dù ngành nông nghiệp tỉnh đã cố gắng nhưng cũng không thể nào khắc phục triệt để tình trạng bơm tạp chất vào tôm. Chúng tôi đã có hẳn đề án chống bơm tạp chất vào tôm nhưng trong thời buổi gian lận thương mại này, chúng tôi không thể khắc phục triệt để được. Hiện tỉnh cũng đang triển khai tháng cao điểm thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng thủy sản, trong đó có chất cấm và tạp chất trong tôm”. Có thể thông cảm với người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã cố hết sức nhưng “lực bất đồng tâm”. Câu chuyện loại bỏ tình trạng bơm tạp chất vào con tôm không thể thực hiện một sớm một chiều. Nó đòi hỏi sự đồng tâm, hiệp lực từ các cơ quan chức năng.

Có thể nói rằng, hành vi tiếp tay “gian lận thương mại” của các cán bộ ở Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, thẩm định nuôi trồng thủy sản là cực kỳ nghiêm trọng. Hành động này như dội một gáo nước lạnh vào chính những nỗ lực chống tình trạng bơm tạp chất vào tôm. Người dân nuôi tôm, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng đầu vào cho vùng nuôi tôm bị mất niềm tin nghiêm trọng.

Thật đáng mừng, khi vụ việc vừa được công luận nêu ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu ngay Bộ NN-PTNT phải khẩn trương kiểm tra, làm rõ, có hình thức xử lý nghiêm đối với cá nhân và tổ chức vi phạm. Đồng thời công bố công khai các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và có biện pháp xử lý kiên quyết, không để lưu hành các sản phẩm sai quy định; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-8.
 

Sài Gòn Giải Phóng, 22/07/2016
Đăng ngày 22/07/2016
Cao Phong
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:09 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:09 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:09 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:09 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:09 22/11/2024
Some text some message..