Tàu biển Việt Nam bị lưu giữ nhiều nhất tại các cảng Trung Quốc

Theo ông Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2015, số lượng tàu biển bị lưu giữ tại các chính quyền hàng hải nước ngoài đã giảm. Tuy nhiên, khoảng 70% số lượng tàu biển bị lưu giữ tại các cảng biển Trung Quốc. Đó là một trong những điểm đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh ngành hàng hải Việt Nam năm 2015.

tàu biển
Tàu contaitner Northern Genius (Nhật Bản) cập cảng SPCT thuộc cụm cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: TTXVN)

Trung Quốc lưu giữ 70% tàu

Báo cáo của Cục Hàng hải cho thấy, tính từ 01/01/2015 đến hết ngày 15/12/2015, đã có 829 lượt tàu biển Việt Nam bị kiểm tra (trong đó 687 lượt tàu biển kiểm tra lần đầu, 142 lượt tàu biển kiểm tra theo dạng tiếp theo, giảm 34 lượt so với cùng kỳ năm 2014) tại các cảng của khu vực Tokyo-MOU (Tổ chức các quốc gia tham gia bản ghi nhớ Tokyo về hợp tác kiểm tra tàu tại các cảng biển (PSC) khu vực châu Á-Thái Bình Dương) bị lưu giữ 20 lượt tàu (đã giảm 6 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2014 và giảm 26 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2013).

Đáng chú ý, 14/20 tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Trung Quốc (chiếm 70%). 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Singapore, 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Philippines...

Tại các khu vực khác, Việt Nam có 09 tàu bị lưu giữ bởi Indian Ocean-MOU và 01 tàu bị lưu giữ tại khu vực Biển Đen (Black Sea - Mou).

Trong tổng số 20 tàu biển Việt Nam bị lưu giữ trong khu vực Tokyo-MOU, các Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển của các nước trong khu vực đã phát hiện 140 khiếm khuyết trong đó có tới 46 khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu, trong đó được chia ra khiếm khuyết liên quan đến trang thiết bị chiếm 73,9%, khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ tài liệu tàu chiếm 6,52% và khiếm khuyến liên quan đến vận hành của thuyền viên là 17,3%.

Trong năm 2015, Cục Hàng hải Việt Nam và các Cảng vụ Hàng hải đã cố gắng thực hiện một cách tốt nhất công tác kiểm tra tàu biển theo đúng quy định, hướng dẫn của pháp luật Việt Nam và của Tổ chức Tokyo-MOU; cập nhật các quy định mới về kiểm tra tàu, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tối đa tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài.

“Năm 2015, tuy rằng một số biện pháp trong Đề án “Đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi Danh sách đen của Tokyo-MOU vào cuối năm 2014” đã tạm dừng nhưng số lượt tàu biển bị lưu giữ tiếp tục giảm hơn so với năm 2014 và tỷ lệ lưu giữ cũng giảm sâu hơn (2,9% so với 3,6%),” Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng đánh giá.

Để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra tàu biển, thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các Cảng vụ Hàng hải tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, kiên quyết không cấp phép cho các tàu dưới tiêu chuẩn hoạt động; kiểm tra tàu theo đúng thời hạn quy định, xây dựng hình ảnh thân thiện, chuyên nghiệp khi kiểm tra tàu biển, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các sỹ quan thuyền viên thực hiện tốt các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; thực thi nghiêm túc nghĩa vụ, trách nhiệm của Sỹ quan kiểm tra tàu, Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm với Cục trưởng nếu để xảy ra sai phạm trong quá trình kiểm tra tàu.

Liên quan đến việc đăng kiểm tàu biển, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Vũ Hồng Hải cho rằng, Cục Đăng kiểm nâng cao công tác kiếm tra, giám sát, hậu kiếm, kiểm tra chéo để xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khiếm khuyết kỹ thuật dẫn đến việc tàu bị lưu giữ PSC, đế có các biện pháp xử lý và các hành động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

“Cục Đăng kiểm quy trách nhiệm xử lý kỷ luật nghiêm một số đăng kiểm viên và đơn vị đăng kiểm liên quan đến khiếm khuyết dẫn đến việc tàu bị lưu giữ; làm rõ trách nhiệm của các Cảng vụ Hàng hải có tàu xuất cảnh từ khu vực mình quản lý đi nước ngoài bị lưu giữ,” ông Vũ Hồng Hải khẳng định.

“Tàu biển đâm va tàu cá, xong bỏ đi”

Cũng theo vị Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trong năm 2015, tai nạn hàng hải có xu hướng gia tăng về số vụ (23/16 vụ) nhưng số người chết và mất tích giảm (7/10 người) so với năm 2014.

“Nhìn chung, mặc dù số vụ tai nạn hàng hải năm 2015 nhiều hơn so với năm trước đó, tuy nhiên, chỉ có 2 vụ đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt, số vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu cá tăng (7/23 vụ) trong đó nhiều vụ tàu biển sau khi đâm va với tàu cá đã không dừng lại để cứu người bị nạn mà tiếp tục hành trình,” ông Nguyễn Hoàng tiết lộ.

chiếc tàu vỏ thép
Một tàu cá vỏ thép. (Ảnh minh họa. Nguyên Lý/TTXVN)

Giải thích nguyên nhân chính các tai nạn hàng hải, lãnh đạo Cục Hàng hải cho rằng, thuyền viên không thực hiện nghiêm túc công tác cảnh giới khi tàu hành trình trên biển; thuyền viên, ngư dân còn hạn chế về trình độ, thiếu sự tuân thủ đầy đủ các quy định về hành hải như tốc độ an toàn, đèn hiệu... thực hiện điều động chưa phù hợp dẫn đến đâm va.

Ngoài ra, số vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu cá tăng là do tàu cá khi hoạt động đánh bắt cá trên biển không thực hiện đúng quy tắc tránh va trên biển về đèn tín hiệu, hành trình và tránh va; không bố trí người trực ca, cảnh giới đồng thời mật độ giao thông hàng hải ngày càng tăng cao dẫn đến nguy cơ va chạm, xảy ra tai nạn ngày càng lớn.

Nhằm hạn chế tai nạn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát tàu biển Việt Nam chạy tuyến nội địa; xử lý nghiêm các vi phạm về chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn giả mạo, các quy định pháp luật về an toàn hàng hải; kiên quyết không để các phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn hàng hải rời cảng biển; đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật hàng hải...

Để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của người giao thông trên biển, góp phần làm giảm thiểu tai nạn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng kế hoạch triển khai trong năm 2016 sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và hoa tiêu hàng hải; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở đào tạo; tăng cường công tác kiểm tra đối với tàu biển và cảng biển; cương quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm...

Cục Hàng hải cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan giải tỏa các điểm khai thác cát trái phép, đăng đáy khai thác thủy sản, phương tiện nuôi trồng thủy sản và các phương tiện thủy nội địa, tàu cá hoạt động lấn chiếm luồng hàng hải.../.

Vietnam+, 03/01/2016
Đăng ngày 04/01/2016
Việt Hùng
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:35 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:35 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:35 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:35 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:35 24/12/2024
Some text some message..