Tàu M.V SEAFDEC 2 xuất bến điều tra nguồn lợi hải sản Việt Nam

Ngày 26/5, tại Hải Phòng, Tổng cục Thuỷ sản, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á và Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức buổi lễ xuất phát chuyến tàu điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam bằng tàu M.V.SEAFDEC 2 thuộc dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam”. Dự án thuộc đề án 47 đã được phê duyệt.

Lễ xuất phát thăm dò nguồn lợi thủy sản

Tham dự buổi lễ có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền, Tổng thư ký Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á, Phó Viện trưởng – phụ trách Viện Nghiên cứu Hải sản Phạm Huy Sơn cùng thuyền trưởng đoàn thủy thủ tàu Seafdec 2.

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền  thay mặt Tổng cục Thủy sản gửi lời chúc mừng và đánh giá cao hoạt động phối hợp của Viện Nghiên cứu Hải sản và Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á trong thời gian vừa qua, đồng thời nêu bật ý nghĩa, vai trò của việc điều tra tổng thể nguồn lợi hải sản Việt Nam. Phó Tổng cục trưởng cũng kêu gọi các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á dồn hết tâm sức, nhiệt huyết để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra nguồn lợi này.
Ông Chumnarn Pongsri, Tổng thư ký Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á bày tỏ vinh dự được phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản Việt Nam trong suốt hơn 20 qua và cho biết tàu Seafdec 2 đã hỗ trợ cho việc đẩy mạnh quản lý nghề cá, môi trường, nâng cao năng lực nghiên cứu nghề cá của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Những kết quả nghiên cứu đầu tiên này sẽ là cơ sở khoa học phục vụ quản lý nghề cá, đánh giá nguồn lợi cá biển Việt Nam. Đồng thời ông cũng đánh giá cao việc chuẩn bị lễ ra quân chu đáo của Viện Nghiên cứu Hải sản.

Phát biểu kết thúc buổi lễ, Phó Viện trưởng – Phụ trách Viện Nghiên cứu Hải sản Phạm Huy Sơn đã cho biết, dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” được thực hiện trong vòng 5 năm, từ 2011-2015. Đây là dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế biển nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. Nội dung thực hiện của chuyến điều tra bằng tàu M.V.SEAFDEC 2 khá lớn và rộng khắp bao gồm: Điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ bằng thuỷ âm kết hợp với lưới kéo trung tầng, điều tra hải dương học và thuỷ sinh vật. Trước đó, các cán bộ khoa học của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á và Viện Nghiên cứu Hải sản đã rà soát và thảo luận các vấn đề kỹ thuật của chuyến đi trên tinh thần hợp tác, xây dựng và thống nhất các nội dung cơ bản. Theo kế hoạch năm 2012 sẽ có 2 chuyến điều tra nguồn lợi các nổi nhỏ ở biển Việt Nam. Chuyến thứ nhất bắt đầu từ 26/5 đến 19/7, dự kiến chuyến thứ 2 sẽ xuất phát vào tháng 9-11/2012.

Sau khi buổi lễ kết thúc, các đại biểu đã có dịp tham quan tàu Seafdec 2 được trang bị nhiều máy móc, thiết bị và buồng lái hiện đại, an toàn, sẽ là cơ sở để thực hiện chuyến khảo sát điều tra hiệu quả.

Được biết trong lĩnh vực thuỷ sản vào những năm 1998-1999, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối với Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á để điều tra nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam bằng tàu M.V.SEAFDEC 1. Năm 2005-2007, Viện Nghiên cứu Hải sản và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á thực hiện điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam bằng tàu M.V.SEAFDEC 2. Tiếp đến năm 2007-2011, hai đơn vị này lại thực hiện chương trình đánh dấu cá nổi ở biển Đông và biển Adaman và nhiều hợp tác khác.

fistenet.gov.vn
Đăng ngày 29/05/2012
Thu Hiền
Đánh bắt

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 11:19 21/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hiện trạng cơ sở chế biến tôm cả nước

Ngày 22/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu báo cáo điều tra hiện trạng chế biến 2 sản phẩm chủ lực quốc gia là tôm nước lợ và cá tra. Sau đây là hiện trạng cơ sở chế biến tôm nước lợ.

Chế biến tôm
• 22:21 25/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 22:21 25/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:21 25/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 22:21 25/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 22:21 25/05/2024