Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển

Trong đó, hai điều kiện tiên quyết để tiến ra biển nuôi trồng thủy sản là phải được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản và cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Nuôi biển hay gọi là nuôi trồng thủy sản trên biển là chính sách được ghi nhận từ rất lâu, tại các Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045, từ Luật Thủy sản năm 2003 đến Luật Thủy sản năm 2017 và các đề án, chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển của Chính phủ cũng như hệ thống các văn bản quy định chi tiết thi hành có liên quan.

Hai điều kiện tiên quyết để tiến ra biển nuôi trồng thủy sản là phải được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản và cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển được quy định tại Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2029 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Nuôi biểnNuôi biển hay gọi là nuôi trồng thủy sản trên biển là chính sách được ghi nhận từ lâu

Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 thì cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển hiện nay do 2 cơ quan thực hiện: (i) Ủy ban nhân dân tỉnh cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý; (ii) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 6 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 6 hải lý; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Khác với cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển, việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản do 3 cơ quan (Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện. Cụ thể:

- (i) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao khu vực biển trong phạm vi 3 hải lý cho cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận;

- (ii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển trong phạm vi 6 hải lý cho tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- (iii) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển ngoài 6 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 6 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì thủ tục về cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển được thực hiện trước thủ tục giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong khi việc liên thông, sử dụng kết quả giải quyết của 2 thủ tục hành chính này chưa được thực hiện. Ví dụ như cả hai thủ tục đều yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản liên quan về đánh giá tác động môi trường trong khi mục đích cũng chỉ để nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, đề nghị bỏ giấy tờ này khi thực hiện thủ tục giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản (thủ tục được thực hiện sau), điều này sẽ giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho tổ chức, cá nhân.

Tiếp đến là cả 2 thủ tục trên khi xem xét cấp phép đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều thực hiện lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về các nội dung liên quan tới việc nuôi trồng thủy sản trên biển được gửi kèm theo sơ đồ khu vực biển, thể hiện tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

Nuôi biểnHai điều kiện tiên quyết để tiến ra biển nuôi trồng thủy sản là phải được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản và cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển 

Đây có thể là nguyên nhân kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính thời gian qua trong khi có thể xem xét sửa đổi thủ tục giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP theo hướng không lấy ý kiến các Bộ nêu trên và căn cứ văn bản cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển để giải quyết thủ tục hành chính.

Về trình tự giải quyết thủ tục hành chính, đề nghị thủ tục giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định rõ thời gian các Bộ phải trả lời ý kiến, hết hạn không trả lời được coi là đồng ý; quy định rõ phương án giải quyết nếu có Bộ không đồng ý để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Vừa qua, ngày 4/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và biện pháp thi hành Luật Thủy sản đã sửa đổi, bổ sung Điều 38 để thu hẹp các cơ quan được lấy ý kiến từ 8 Bộ, 2 Hiệp hội xuống còn 4 Bộ (Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường); đồng thời quy định rõ Cơ quan được lấy ý kiến trả lời trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, sau thời hạn trên không trả lời được coi là đồng ý với nội dung lấy ý kiến.

Trường hợp có ít nhất 1 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ NN-PTNT tham mưu Bộ NN-PTNT báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 7 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo quy định.

Ngoài ra, việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản còn phải đối mặt với các thách thức khác như về quy hoạch tỉnh, quy hoạch không gian biển, về xung đột sử dụng không gian trong một khu vực biển của các chủ thể, về chậm xác định phạm vi 3, 6 hải lý nhất là đối với các huyện, xã đảo của các tỉnh ven biển.

Đăng ngày 24/05/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 06:18 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 06:18 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 06:18 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 06:18 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 06:18 15/11/2024
Some text some message..