Tép hòa vị Tết: Mắm tôm chua - Vị đậm đà chuẩn sắc xuân

Bạn đã biết cách mắm tôm chua vị đậm đà, chuẩn sắc xuân nhưng vẫn an toàn chưa? Chỉ với vài bước đơn giản, mâm cơm ngày Tết lại có thêm một món mới. Hãy cùng theo chân Tép Bạc khám phá ngay cách làm sau đây nhé!.

Mắm tôm chua
Mắm tôm chua. Ảnh: vinwonders.com

Nguyên liệu làm mắm tôm chua 

Trước khi xắn tay áo để thực hiện món mắm tôm chua, các bạn cần đi chợ và chọn mua đầy đủ các nguyên liệu như sau: 

Tôm đất tươi, còn sống: 500gram 

Nước mắm nguyên chất: 100ml 

Đường cát: 120gram 

Củ riềng, tỏi, ớt 

Bột nếp khô: 45gram 

Rượu Vodka tầm 20ml 

Cách làm mắm tôm chua 

Sơ chế tôm  

Tôm mua về cần được rửa sạch với nước lạnh. Bạn có thể dùng bàn chải chà nhẹ nhàng để loại bỏ bùn đất, bụi bẩn bám trên vỏ tôm. Dùng kéo cắt bỏ phần đầu tôm. Sau đó, dùng đầu nhọn của kéo hoặc vật nhọn khác để rút chỉ đen ở sống lưng tôm. Chỉ đen là đường tiêu hóa của tôm, có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. 

Ngâm tôm trong nước muối loãng hoặc rượu có tác dụng giúp tôm săn chắc, loại bỏ mùi tanh và khử khuẩn. Thời gian ngâm tôm khoảng 1 - 2 tiếng. Lưu ý: 

- Không nên ngâm tôm quá lâu trong nước muối loãng vì có thể khiến tôm bị mềm, mất vị ngọt. 

- Nếu muốn tôm có màu đỏ đẹp mắt, bạn có thể cho thêm vài lát ớt hoặc gừng vào nước muối ngâm tôm. 

- Đối với các món ăn cần giữ nguyên vỏ tôm, bạn có thể bỏ qua bước rút chỉ đen. Tuy nhiên, cần lưu ý rửa sạch tôm kỹ càng để loại bỏ hết chất bẩn. 

Tôm tươi Nên mua tôm đất còn tươi. Ảnh: nld.com.vn

Sau khi ngâm xong, phần vỏ và đuôi tôm sẽ hơi chuyển sang đỏ. Bạn cần rửa tôm lại từ 1-2 lần nước sạch và dùng giấy thấm đều đẻ tôm được khô ráo. 

Củ riềng đem gọt vỏ, rồi rửa sạch. Phần tỏi bóc vỏ toàn bộ. Sau đó, đem một nửa phần tỏi và phần riềng cắt lát rồi đem đi phơi nắng khoảng 30 phút. Phần riềng và tỏi còn lại bạn sẽ cho vào cối giã. 

Tiếp tục khuấy bột nếp 

Đổ một ít nước vào bột nếp, sau đó khuấy đều cho bột ta ra rồi mới bắt lên bếp. Vặn nhỏ lửa và khuấy đều tay đến khi bột dẻo lại, có kết cấu như hồ dán là đạt. Khi khuấy bột nếp trên bếp, cần chú ý khuấy đều tay để bột không bị cháy. 

Nấu nước mắm 

Cho 100ml nước mắm và 120gram đường cát vào nồi khuấy đều cho đường ta hết và đun với lửa vừa. Sau khi hỗn hợp mắm đường sôi lên, lập tức tắt bếp và để nguội. 

Ướp tôm với gia vị 

Cho tất cả các nguyên đã chuẩn bị trước đó, bao gồm tôm, riềng, tỏi, nước mắm đường, bột nếp vào trộn đều. 

Ngâm mắm tôm 

Bước tiếp theo trong cách làm tôm chua là xếp tôm và các nguyên liệu khác vào hũ thủy tinh: Xếp lần lượt một lớp tôm đến một lớp sốt bột nếp và các loại riềng, tỏi, ớt cho đến hết. Chú ý xếp tôm sao cho tôm ngập trong nước sốt để tôm chín đều. Xếp tôm và các nguyên liệu thật chặt để tôm không bị nổi lên trên. 

Thời gian ủ tôm khoảng 2 tuần là tôm chín và chuyển sang màu đỏ là có thể dùng được. Nếu thời tiết nắng, bạn có thể đem hũ tôm ra phơi hoặc đặt cạnh bếp, lò nướng hoặc tủ lạnh để lấy hơi ấm. Điều này sẽ giúp tôm chín nhanh hơn. 

Một số lưu ý khi ủ tôm

Bạn nên ủ tôm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. 

Thỉnh thoảng đảo đều tôm để tôm chín đều. 

Nếu thấy hũ tôm có dấu hiệu bị mốc, bạn nên bỏ đi và làm lại. 

Mắm tôm chuaMắm tôm chua thành phẩm. Ảnh: vinwonders.com

Một số lưu ý khi làm mắm tôm chua 

Sau đây là một số lưu ý quan trọng để món tôm chua trở nên hoàn hảo nhất: 

Tôm sau khi sơ chế cần được phơi nắng để loại bỏ hết nước và giúp tôm săn chắc, giòn ngon. Bạn nên phơi tôm vào buổi sáng và chiều tối, tránh phơi tôm vào giữa trưa nắng gắt sẽ khiến tôm bị khô, cứng. 

Khi sơ chế tôm, bạn cần loại bỏ phần đầu, rút chỉ đen ở sống lưng và rửa sạch. Sau khi qua nhiều bước chế biến, trọng lượng tôm sẽ giảm khoảng 1 nửa. Do đó, bạn cần cân nhắc lượng tôm cần chuẩn bị cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

Hũ thủy tinh là dụng cụ đựng tôm chua phổ biến. Trước khi ngâm tôm, bạn cần khử trùng hũ thủy tinh bằng cách rửa sạch với nước nóng và lau khô. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc, giúp tôm chua được bảo quản lâu hơn. 

Chúc các bạn thành công khi bắt tay làm món mắm tôm chua và có những bữa ăn vui vẻ, đầm ấm bên gia đình và bạn bè trong những ngày tết nhé!. 

Đăng ngày 12/01/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 15:23 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:23 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 15:23 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 15:23 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 15:23 04/12/2024
Some text some message..