Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
Khu vực thả cá Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ. Ảnh Ái Trinh

Đầm Trà Ổ là đầm nước ngọt lớn nhất của tỉnh Bình Định, với diện tích khoảng 1.200 ha, là một trong những cảnh quan sinh thái tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, nên thơ của Bình Định nói chung và của huyện Phù Mỹ nói riêng.

Đây là một trong những đầm phá thể hiện nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung, có nguồn lợi thuỷ sản phong phú đa dạng, có chế độ môi trường nước và thủy văn thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh sống và phát triển, là vườn ươm và cũng là nguồn cung cấp, bổ sung các nguồn lợi tôm, cá, rạm, chình mun,… cho nhu cầu nhân dân trong và ngoài huyện và cũng là nguồn sống của nhân dân sống quanh đầm.

Đầm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nơi cư trú của các loài chình mun, chình bông,…  

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế, do sức ép về gia tăng dân số, do nhu cầu sống nên một số bộ phận cư dân ven đầm đã tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên của đầm Trà Ổ, trong đó có những loài đặc hữu như “Chình mun, Rạm” đang suy giảm nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đầm.

Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, mô hình đồng quản lý đã được thành lập từ năm 2007; Cùng với vai trò hoạt động tích cực của Hội đồng điều hành liên xã và các Nhóm hạt nhân bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ của 4 xã ven đầm đã tổ chức tuần tra, xử lý các đối tượng sử dụng xung điện khai thác thuỷ sản trên đầm.  

Bên cạnh đó, các địa phương ven đầm đã thành lập Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ theo Luật Thuỷ sản năm 2017.

Người dânNgười dân 4 xã ven đầm tham gia thả cá. Ảnh: Ái Trinh

Mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò và trách nhiệm trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thể hiện rõ nét nhất là mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư đã có tiếng nói chung đối với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của đầm. Nguồn lợi thủy sản của đầm ngày càng phục hồi và phát triển, hàng năm đầm đã cung cấp hàng trăm tấn thủy sản các loại, tạo thu nhập ổn định cho các hộ hành nghề khai thác thủy sản trên đầm từ 200 – 500 nghìn đồng mỗi ngày. 

Đi đôi với công tác bảo vệ, hàng năm UBND huyện tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ. Việc thả cá đã nhận được sự quan tâm đóng góp kinh phí của Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam và được nhân dân ven đầm nhiệt tình tham gia, vô cùng phấn khởi. 

Tại buổi Lễ Thả cá, ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ phát động phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản”.

Ông Hồ Ngọc ChánhÔng Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Ái Trinh

Đồng thời, đề nghị các ngành, các cấp, các hội đoàn thể và UBND 4 xã ven đầm, Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi việc bảo vệ, nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản; kết hợp với xử lý kịp thời những hành vi sử dụng các ngành nghề bị cấm đang lén lút khai thác thủy sản, làm huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản đầm Trà Ổ; cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cư dân ven đầm trở thành tuyên truyền viên. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ là bảo vệ cuộc sống hôm nay và tương lai cho thế hệ mai sau. 

Đây là năm thứ 4, Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam hỗ trợ kinh phí mua cá giống để thả tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Trà Ổ, với mức hỗ trợ 60 triệu đồng/năm.  

Đăng ngày 26/02/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 04:32 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 04:32 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 04:32 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 04:32 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 04:32 19/11/2024
Some text some message..