Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
Ông Phương được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ con giống thực hiện mô hình. Ảnh: NT

Tham gia mô hình, ông Phương được hỗ trợ 50% chi phí về con giống, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình. Bên cạnh đó còn được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi từ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông.

Ngày 24 tháng 4 năm 2024, Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành cấp phát và thả 200.000 con giống tôm thẻ chân trắng PL12 khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều (≥ 9 mm/con), có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và giấy chứng nhận chất lượng theo quy định. Ban đầu, tôm giống sẽ được thả ương trong ao có diện tích 200 m2, dự kiến sau khoảng 1 tháng khi tôm đạt kích cỡ 600 – 800 con/kg sẽ được chuyển sang ao nuôi thương phẩm với diện tích 1.000 m2.

Tôm giốngThả giống vào ao ương. Ảnh: NT

Trong lúc thả tôm giống vào ao ương, ông Phương cho biết, tuy đã có kinh nghiệm nhiều năm nuôi tôm nhưng đây mới là lần đầu tiên tiếp cận với công nghệ nuôi tôm mới. Lúc đầu có hơi băn khoăn, tuy nhiên nhờ được tư vấn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tôi đã mạnh dạn tiếp nhận triển khai thực hiện mô hình. Hi vọng đây sẽ là khởi đầu cho việc chuyển đổi từ cách nuôi cũ sang cách nuôi mới theo công nghệ cao, đảm bảo năng suất, bảo vệ môi trường cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế. 

Semi – Biofloc là công nghệ nuôi mới, nếu áp dụng tốt vào nuôi tôm thương phẩm thì có thể giảm được dịch bệnh, hạn chế sử dụng hoặc không sử dụng kháng sinh trong mỗi vụ nuôi. Qua đó, người nuôi giảm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phầm và hiệu quả kinh tế, thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Để mô hình triển khai đạt hiệu quả cao, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương khảo sát, lựa chọn hộ nuôi trên cơ sở đáp ứng đầy đủ về các yêu cầu kỹ thuật về hệ thống ao nuôi, tinh thần tự nguyện tham gia, có khả năng đáp ứng vốn đối ứng kịp thời, đúng tiến độ và đặc biệt có kinh nghiệm trong việc nuôi tôm thương phẩm. Đồng thời, người nuôi phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát và tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nông dân khác có nhu cầu tham quan và học hỏi.

Được biết năm 2024, Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc với quy mô 1.000 m2/điểm trình diễn tại các huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Tuy Phước nhằm chuyển giao công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm cho người nuôi trong tỉnh. Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi tôm giống sau khi thả ương; đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật giữa vụ cho hộ tham gia mô hình và các hộ nuôi khu vực lân cận để giới thiệu rộng rãi về mô hình.

Đăng ngày 29/04/2024
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 08:47 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 08:47 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:47 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 08:47 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 08:47 18/12/2024
Some text some message..