Thả giống thủy sản ra tự nhiên: Mặt trái của vấn đề

Việc thả cá giống ra tự nhiên ngày càng được tuyên truyền như cách nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuy nhiên, xét về mặt trái của vấn đề, có khi đây lại là "lợi bất cập hại".

thả cá về tự nhiên
Tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng cần "kỹ thuật". Ảnh: Gaz Prom

Nhân ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, các Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cùng các địa phương đã tích cực thực hiện công tác tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước tạo thành phong trào thả tôm cá giống lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2012, trong chương trình này đã xác định công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản là một trong những nội dung quan trọng nhằm góp phần phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trên tinh thần đó các tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt chọn ngày 1 tháng 4 hàng năm (Ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam) là ngày thả giống thủy sản về tự nhiên. 

Hiện nay, chương trình đã hoàn thành 2 năm nhưng các địa phương vẫn tiếp tục đồng hành nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên. Đây là hướng tích cực của chương trình đã gây hiệu ứng rất lớn đến nhận thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên. 

thả giống
Ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, nhiều địa phương tiến hành thả giống về tự nhiên.

Tuy nhiên, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng còn tồn tại một số vấn đề như số lượng giống thả không nhiều nên khả năng phục hồi quần đàn chưa cao, công tác bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả chưa hiệu quả, một số loài thủy sản thả chưa phù hợp, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản chưa được thực hiện, mặc dù Tổng cục Thủy sản có ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.  

Về mặt di truyền, việc thả giống thủy sản kéo dài qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến đặc tính di truyền của các quần thể thủy sản ngày càng giống nhau nhiều hơn, do có sự pha trộn giữa các quần thể thủy sản do con người nuôi và thả ra ngoài tự nhiên, những đối tượng này đã được thuần hóa thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. 

Trong thực tế để đảm bảo về hiệu quả nuôi trồng thì các trại giống không sử dụng một số loài tôm cá bản địa, chính điều này đã dẫn đến sự đồng nhất gen. Đối với một số loài tôm cá có tập tính di cư sinh sản nếu giống được thẳng ra biển, chứ không phải ra sông, điều này sẽ phát sinh một vấn đề mới những con cá này mất khả năng xác định nơi sinh của chúng để sau này chúng tự tìm về để đẻ trứng và ngược lại. Vì thế những con cá, tôm này “trôi nổi” dẫn đến việc pha trộn đặc tính gen. 

Việc đồng nhất đặc tính di truyền ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sự đề kháng của cá thể cũng như quần thể tôm cá. Các biến thể di truyền địa phương, ít nhất là trong ngắn hạn đến trung hạn, sẽ được thay thế bằng các biến thể di truyền không thích nghi, điều này sẽ làm giảm khả năng chống chịu với những thay đổi của môi trường trong tương lai. Có thể hình dung rằng sự thích nghi di truyền của giống địa phương với nhiệt độ nước cao hơn, vốn có thể hữu ích trong thời kỳ biến đổi khí hậu, có thể bị mất đi, sự đồng nhất về gen có lẽ đã dẫn đến những hậu quả sinh học tiêu cực, khi gene di truyền bị nghèo đi có thể dẫn đến sự giảm sút tính đa dạng và cả khả năng thích nghi của các quần thể sinh vật. 

Để hoạt động phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản thật sự hiệu quả và có tính bền vững cần có những nghiên cứu chiến lược cụ thể hơn trong công tác lựa chọn con giống, đánh giá hiệu quả thực sự chương trình mang lại cho nguồn lợi thủy sản cũng như hoạt động khai thác của người dân địa phương. Đặc biệt là vấn đề phục hồi quần đàn gắn liền với đặc điểm di truyền để tránh việc trôi dạt các nguồn gen quý hiếm. Nhằm đáp ứng 2 mục tiêu chính là (i) thả giống để bổ sung, tăng cường nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực, gia tăng số lượng cá thể, quần đàn phục vụ khai thác thủy sản; (ii) và phục hồi lại quần đàn các loài thủy sản đang bị suy giảm trong tự nhiên, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Đăng ngày 20/04/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 22:30 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 22:30 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 22:30 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 22:30 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 22:30 23/11/2024
Some text some message..