Thả rùa biển quý hiếm vào ngày khai mạc lễ hội

Ngày 24/5, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế đã trả về môi trường tự nhiên một cá thể rùa biển sau nhiều năm nuôi nhốt để làm cảnh.

thả rùa quý
Thả rùa quý về đại dương

Được biết cá thể rùa này được anh Ngô Quang Thân - Chủ nhà hàng Bé Thân ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) mua lại từ một ngư dân cách đây gần 5 năm và được nuối nhốt đơn giản như là một vật nuôi để làm cảnh. 

Tuy nhiên, sau  khi được một du khách phát hiện và cho biết đây là động vật quý hiếm, anh Thân đã chủ động báo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đưa cá thể rùa biển quý hiếm này về với tự nhiên. 

cá thể rùa biển
Cá thể rùa biển tên khoa học là Chelonia Mydas cân nặng 33kg   

Cá thể rùa biển được anh Thân nuôi giữ thuộc loài Vích, họ Vích, bộ rùa biển, có tên khoa học là Chelonia Mydas, có chiều dài 87 cm, rộng mai 57 cm, cân nặng 33 kg, mai hình oval, sức khỏe rất tốt.

Đây là loài động vật quý hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam, có nguy cơ tuyệt chủng lớn và cấm đánh bắt dưới mọi hình thức.  Sau khi được Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế vận động, anh Thân vui vẻ đồng ý thả rùa về biển.

Đúng 8 giờ hôm nay 24/5, ngày tổ chức sự kiện Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới, rùa được trả về biển với sự chứng kiến của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Phú Lộc, Ủy ban Nhân dân thị trấn Lăng Cô, Bộ đội Biên phòng Lăng Cô, Lãnh đạo và cán bộ Chi cục Khai thác & BVNL Thủy sản cũng như bà con trong thị trấn.

Hoạt động này vừa có thể tuyên truyền thêm cho mọi người về ý thức bảo vệ các loài động vật nguy cấp, nhân Ngày Đa dạng sinh học 23/5, Ngày Môi trường 5/6 và Ngày Đại dương 8/6.

Đây là cá thể rùa thứ 5 được phát hiện tại các khu vực bờ biển Thừa Thiên Huế kể từ tháng 3/2014 đến nay. 

Đề cập về hiện tượng bất thường này, ông Nguyễn Quang Vinh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản - cho biết:

Rùa biển liên tục xuất hiện ở bờ biển Thừa Thiên Huế trong những tháng gần đây được xem là hiện tượng lạ. Trong lúc đó, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng chưa giải thích được chính xác nguyên nhân của việc này.

Việc cần làm ngay bây giờ là tuyên truyền rộng rãi để người dân biết tầm quan trọng của việc bảo vệ những cá thể rùa quý hiếm, đồng thời có khen thưởng đối với những cá nhân, hộ gia đình  chấp hành tốt chủ trương, pháp luật về quản lý rùa biển.

Báo Giáo Dục và Thời Đại, 24/05/2014
Đăng ngày 25/05/2014
Minh Ngọc
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:17 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:17 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:17 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:17 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:17 06/02/2025
Some text some message..