Thái Bình huy động hơn 141 tỷ đồng nuôi cá lồng trên sông

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Ca ngày 15-3 đã ký quyết định số 640 phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025. Đây là quyết tâm của tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đất ngập nước, của bốn con sông lớn chảy qua địa bàn.

mo hinh nuoi ca long
Mô hình nuôi cá lồng trên sông tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Theo đó, trong năm 2016 triển khai nuôi 300 lồng với tổng thể tích hơn 32 nghìn m3, sản lượng cá thương phẩm gần 900 tấn, giá trị sản xuất đạt khoảng 28 tỷ đồng.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 1.500 lồng cá, sản lượng cá thương phẩm hơn 5 nghìn tấn, giá trị sản xuất hơn 230 tỷ đồng.

Đến năm 2025, triển khai nuôi khoảng ba nghìn đến gần 3.500 lồng cá, sản lượng cá thương phẩm từ 10 nghìn đến hơn 12 nghìn tấn (tương đương diện tích nuôi trong nội đồng khoảng ba nghìn ha), giá trị sản xuất đạt từ 600 đến hơn 700 tỷ đồng.

Thái Bình hiện là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình sản xuất này, trong năm 2015 toàn tỉnh phát triển được 230 lồng nuôi cá trên sông đem lại thu nhập cao.

Theo quy hoạch được duyệt, trong giai đoạn 2016 – 2020 nhu cầu vốn đầu tư nuôi cá lồng trên sông cần khoảng 141 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự huy động của hộ nuôi là chủ yếu (chiếm khoảng 89,79%) để đầu tư làm lồng, mua con giống, thức ăn, điện, thuốc phòng trừ bệnh… Ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 10,21% phục vụ công tác lắp phao tiêu, biển báo; tập huấn kỹ thuật, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường…

Ngoài ra, tỉnh Thái Bình cũng khuyến khích các hộ dân phát triển nuôi cá lồng theo hướng tập trung, thâm canh công nghiệp. Giống cá nuôi gồm cá thường, cá đặc sản, tuyệt đối không được nuôi những giống cá hủy diệt thủy sản, thủy sinh, chưa được khảo nghiệm và không sử dụng chất cấm làm thức ăn cho cá.

Được biết, tỉnh Thái Bình đã phân bổ số lượng lồng nuôi cá trên sông Hồng thành 12 khu vực với 1.881 lồng; sông Luộc có chín khu vực với 945 lồng; sông Trà có sáu khu vực với 625 lồng và sông Hóa có một khu vực với 45 lồng.

Theo đánh giá, nuôi cá lồng trên sông sẽ tạo thêm quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản, giải quyết việc làm cho khoảng ba nghìn lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động dịch vụ. Ứớc tính, sản lượng nuôi cá lồng đến năm 2025 đạt hơn 11 nghìn tấn, tương đương với diện tích nuôi trong nội đồng khoảng ba nghìn ha.

Báo Nhân Dân, 16/03/2016
Đăng ngày 17/03/2016
Mai Tú
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:52 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:52 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:52 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:52 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:52 26/11/2024
Some text some message..