Thái Bình: Triển khai đánh dấu tàu cá theo Nghị định số 33/2010/NĐ-CP

Hiện nay, tỉnh Thái Bình có 1.213 tàu cá với tổng công suất máy 84.254CV. Cơ cấu đội tàu thay đổi theo hướng tích cực, nhóm tàu công suất trên 90 CV tăng nhanh, đặc biệt là nhóm tàu trên 300CV, đến tháng 6/2015 đã có 209 chiếc có công suất máy trên 90CV, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác hải sản tầm trung và xa bờ của tỉnh.

đánh dấu tàu cá

Trang thiết bị trên tàu cá dần được hiện đại hoá, 100% tàu cá khai thác xa bờ được trang bị thông tin liên lạc, các trang thiết bị hàng hải như máy định vị vệ tinh, máy dò cá, máy đo sâu được ngư dân đầu tư trang bị, các tàu đóng mới đều được thiết kế và giám sát trong quá trình đóng mới nên chất lượng được nâng lên rõ rệt. Ngư trường khai thác của tàu cá trong tỉnh ngày càng được mở rộng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó ngư trường khai thác bị chồng chéo, khai thác không đúng vùng, đúng tuyến thường xuyên diễn ra, sử dụng các nghề bị cấm để khai thác, khai thác thủy sản còn nhỏ, khai thác các vùng cấm trong năm... gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản trên biển của chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành, hiệu quả khai thác ngày một giảm, gây áp lực rất lớn đối với nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ. Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức lại hoạt động khai thác thủy sản theo hướng hiệu quả hơn để lĩnh vực khai thác hải sản của tỉnh phát triển bền vững, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã triển khai tuyên truyền, hướng dẫn và vận động ngư dân thực hiện quy định về đánh dấu tàu cá trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, Chi cục đã tiến hành lựa chọn 175 tàu cá có công suất trên 90CV đánh dấu mẫu theo quy định, trên cơ sở những tàu cá đã được đánh dấu làm mẫu, ngư dân dựa vào đó để tự thực hiện việc đánh dấu cho tàu cá của mình.

Triển khai đánh dấu tàu cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng nhận diện tàu cá khi đang hoạt động trên biển, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác thủy sản, theo đúng quy định về phân vùng phân tuyến, khai thác; tránh xung đột cạnh tranh ngư trường giữa các tàu cá. Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển, làm tăng năng suất khai thác hải sản, tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống cho cộng đồng ngư dân ven biển góp phần bảo đảm an ninh biển đảo của Tổ quốc. 

Fistenet, 15/07/2015
Đăng ngày 16/07/2015
Trần Quang Tuyền - Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản Thái Bình
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:51 05/11/2024

Căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:51 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:51 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 10:51 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:51 05/11/2024
Some text some message..