Thái Lan quyết xóa nạn “nô lệ trên tàu cá”

Các đại diện của Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đến Thái Lan để thanh tra nỗ lực của nước này trong cuộc chiến chống đánh bắt hải sản trái phép, trong đó có cả vấn đề buôn người và cưỡng bức lao động.

lao động nhập cư
Lao động nhập cư người Myanmar trên tàu cá Thái Lan ở bờ biển tại Phangnga - Ảnh: AFP

Samart Senasook vốn là một nhân viên bảo vệ ở Bangkok. Nghe lời dụ dỗ của một người tên Vee, nhân viên bảo vệ 40 tuổi này quyết định bỏ Bangkok để làm việc trên các tàu cá với lời hứa hẹn sẽ được trả lương cao.

Thế nhưng, như CNN cho biết thay vì chỉ làm một năm, ông Samart bị giam hãm trên tàu tới sáu năm, làm việc liên tục 20 giờ mỗi ngày trong điều kiện nguy hiểm và cực nhọc như nô lệ.

Vee hóa ra là một tên cò mồi và là một mắt xích trong đường dây buôn người cung cấp cho các tàu cá ở Thái Lan hàng ngàn lao động, trong đó có cả dân nhập cư, và biến họ thành những nô lệ hiện đại.

Mảng tối trên các tàu cá

Hành trình không mong muốn từ năm 2009 của ông Samart kết thúc vào tháng 3 vừa qua tại đảo Ambon của Indonesia, cách Thái Lan cả ngàn dặm. Tàu cá mà ông làm việc bị chính quyền Indonesia bắt giữ vì nghi đánh bắt trái phép. Ông Samart cùng các thuyền viên bị phía Indonesia giữ lại.

Câu chuyện vì thế đã rõ ràng hơn. Trong suốt từ tháng 1-2009 đến tháng 3-2015, ông Samart hiếm khi nhìn thấy đất liền. Con tàu ông làm việc cứ đi xa mãi, ra ngoài vùng biển của Thái Lan vì tôm cá ngày càng trở nên khan hiếm.

Theo CNN, các chuyến đánh bắt mà ông Samart đang phải nai lưng ra làm là một phần trong ngành khai thác hải sản trị giá hàng tỉ USD của Thái Lan, phục vụ hàng chục triệu thực khách ở châu Âu và Mỹ.

Samart miêu tả cuộc sống trên tàu của ông luôn tràn ngập sự đe dọa, thiếu ngủ và thường xuyên bị thuyền trưởng đánh đập. “Ông ta (thuyền trưởng) đấm đá tôi. Mũi và miệng tôi đầy máu. Máu khô vẫn đọng trong các kẽ răng. Cả hàm của tôi đau đớn khi ăn cơm” - ông kể lại ký ức kinh hoàng.

Không còn đường thoát, ông đã định tự tử. “Tôi đã nghĩ đến gia đình, mẹ tôi. Nhiều lần tôi chỉ chực nhảy xuống biển để tự tử. Người bạn thợ máy trên tàu cản tôi lại, nếu không, giờ tôi đã chết rồi” - ông nói và cho biết thêm thuyền trưởng giữ hết giấy tờ tùy thân của ông và các thuyền viên khác.

Sau khi viết thư ngỏ cầu cứu thủ tướng Thái Lan, ông đã được Indonesia thả. Với sự giúp đỡ của tổ chức Mạng lưới khuyến khích quyền người lao động (LPN) ở Thái Lan, cuối cùng ông Samart đã được hồi hương hồi tháng 4.

Thẻ vàng của EU

CNN dẫn số liệu của Chính phủ Thái cho biết có khoảng 145.000 người làm việc trong ngành đánh bắt hải sản ở nước này với 80% là lao động nhập cư chủ yếu đến từ Myanmar, Campuchia và Lào. Tuy nhiên, tổ chức Quỹ Yêu nước Thái (Raks Thai) nói có tới hơn 200.000 lao động nghề cá không được đăng ký hoặc là nạn nhân của các đường dây buôn người.

Hiện cũng không có số liệu chính xác về số tàu cá của Thái Lan vì nhiều tàu không đăng ký; con số chính thức do chính quyền Bangkok đưa ra là khoảng 57.000 tàu. Các nhà hoạt động nói con số thật sự có thể cao hơn gấp đôi.

Trước tình hình này, các đại diện của EU sẽ đến Thái Lan từ ngày 20 đến 22-5 để thanh sát hoạt động chống đánh bắt trái phép ở Thái Lan.

Theo Bangkok Post, chính phủ và các công ty hải sản lớn ở Thái Lan hiện đang đối mặt với lệnh cấm xuất khẩu hải sản của EU nếu không giải quyết được các vấn đề về đánh bắt trái phép, không báo cáo và không đăng ký (gọi chung là IUU).

Từ năm ngoái, Thái Lan đã áp đặt việc theo dõi nghiêm ngặt các tàu cá sau khi EU nói nhiều vụ việc trong ngành đánh bắt hải sản nước này làm dấy lên các mối quan ngại về nạn buôn người và cưỡng bức lao động.

Điều này đã dẫn đến việc châu Âu phạt “thẻ vàng” đối với Thái Lan vào ngày 21-4 vừa qua. Đây được coi là lời cảnh cáo cuối cùng đối với Thái Lan. Ủy ban châu Âu (EC) nói Thái Lan chưa nỗ lực đủ để giải quyết các vấn đề IUU và cho chính phủ nước này sáu tháng để hành động. Nếu không làm được, EU sẽ phạt “thẻ đỏ” và cấm nhập khẩu hải sản của Thái Lan tại EU.

Báo Bangkok Post dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Yongyuth Maiyalap khẳng định nước này đã có tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề IUU.

Bangkok đang chỉnh sửa Luật ngư nghiệp để quản lý nghề cá tốt hơn với hàng loạt biện pháp mới sẽ được áp dụng trong hai tháng tới đây. Ông cho biết các hệ thống theo dõi đã được lắp đặt để giám sát các tàu cá. Hiện khoảng 66% tàu cá đánh bắt ở nước ngoài đã được trang bị thiết bị này.

Ông Yongyuth cũng cho biết các trung tâm giám sát tàu cá theo dõi tàu ra vào cảng đã đi vào hoạt động tại 22 tỉnh ven biển. Với hệ thống mới này, các tàu cá phải thông báo cho các trung tâm về giấy phép đăng ký đánh bắt, thiết bị đánh bắt, danh tính thuyền trưởng và các lao động trên tàu.

Lực lượng hải quân Thái cũng đang nỗ lực dẹp bỏ các tàu cá thuê lao động nước ngoài trái phép. Hải quân được coi là lực lượng nòng cốt giúp chính phủ giải quyết các vấn đề IUU.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hồi đầu tháng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan đặt ra kế hoạch đấu tranh chống đánh bắt trái phép trước khi các đại diện EU đến nước này, và nếu cần thì cho thuyên chuyển các quan chức vi phạm.

Thuyền trưởng đấm đá tôi. Mũi và miệng tôi đầy máu. Máu khô vẫn đọng trong các kẽ răng. Cả hàm của tôi đau đớn khi ăn cơm Thuyền viên SAMART SENASOOK

Báo Tuổi Trẻ, 13/05/2015
Đăng ngày 14/05/2015
Việt Phương
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 01:49 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 01:49 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 01:49 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 01:49 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 01:49 08/11/2024
Some text some message..