Tham gia chuỗi liên kết cá tra, bỗng biến thành… con nợ

Sau khi lãnh đạo Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An (Tafishco) “đi công tác nước ngoài” rồi “bặt vô âm tín”, cả chục nông dân (ND) tham gia chuỗi liên kết dọc sản xuất cá tra với Tafishco như “ngồi trên đống lửa”. Ngân hàng kiên quyết đòi nợ, trong khi họ gần như không thể đòi số tiền đã bán cá cho Tafishco.

Tham gia chuỗi liên kết cá tra, bỗng biến thành… con nợ
Ông Nguyễn Văn Tấn dùng những ao nuôi từng liên kết với Tafishco cho người khác thuê nuôi cá để cầm cự

ND tuân thủ, doanh nghiệp “bẻ kèo”

Là người nuôi cá tra kỳ cựu ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), ông Nguyễn Văn Tấn hiểu rõ 2 nỗi lo chính đối với người nuôi cá tra là nguồn vốn sản xuất và đầu ra cá nguyên liệu. Do vậy, khi tỉnh triển khai Nghị quyết số 14/NQ-CP, ngày 5-3-2014, về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, ông Tấn cùng 12 hộ dân khác đã hăng hái tham gia dự án “chuỗi liên kết dọc trong sản xuất cá tra” với diện tích 31,1ha. “Lợi ích lớn nhất khi tham gia liên kết là giải quyết được vấn đề nguồn vốn khi giá trị tài sản thế chấp của chúng tôi chỉ cần đối ứng được 10% trong tổng số tiền vay. Ví dụ, bình thường, tài sản thế chấp có thể vay 1 tỷ đồng, khi tham gia dự án, người nuôi cá được vay đến 10 tỷ đồng, góp phần giải quyết bài toán giá trị đầu tư ao nuôi cá tra rất lớn nhưng tài sản thế chấp lại bị định giá thấp theo đất nông nghiệp thông thường” - ông Tấn giải thích.

Theo hợp đồng thỏa thuận ký kết giữa 3 bên tham gia chuỗi: Tafishco, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh An Giang (Agribank An Giang) và người nuôi, ND vay vốn không được nhận tiền mặt mà mở tài khoản lưu giữ tại ngân hàng. Trong quá trình nuôi cá, Tafishco và Agribank An Giang lựa chọn đối tác cung cấp thức ăn, ND ký nhận khi thức ăn được giao xuống ao nuôi. Đến kỳ thu hoạch, nhân viên Tafishco xuống bắt cá (không được bán ra ngoài), tiền mua cá được chuyển cho Agribank An Giang. Sau khi trừ tiền mua thức ăn, thanh toán khoản vay, ND được chuyển số tiền chênh lệch còn lại vào tài khoản.

Qua thực tế triển khai chuỗi liên kết dọc trong sản xuất cá tra (từ năm 2014), mô hình được người nuôi, các sở, ngành tỉnh An Giang và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đánh giá rất cao, đề nghị mở rộng đại trà sau thời gian thí điểm. Tuy nhiên, sự cố đáng tiếc xảy ra khi ngày 19-11-2016, phía Tafishco gửi văn bản thông báo người đại diện pháp luật của công ty (Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Huệ Trinh) “đi nước ngoài chưa trở về Việt Nam”. Trước đó, công ty đã mua cá của 10 hộ dân với tổng số tiền 62,72 tỷ đồng nhưng chưa chuyển qua Agribank An Giang để thanh toán. Tới kỳ thu nợ, Agribank An Giang thông báo 10 hộ nuôi phải thanh toán khoản vay 78,43 tỷ đồng khiến ND chới với.

Cần chuyển nợ cho Tafishco

Đó là quan điểm kiến nghị của UBND tỉnh An Giang đối với NHNNVN. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng, theo quy trình dự án chuỗi, khi ND giao cá cho Tafishco thì các hộ dân phải được tất toán khoản nợ vay mua thức ăn và khoản vay này phải chuyển sang Tafishco nhận nợ. Nhưng thực tế, các hộ dân tham gia dự án chuỗi khi hoàn thành việc bán cá vẫn chưa được tất toán khoản nợ vay ngân hàng. Các hộ ND còn dư nợ vay ngân hàng trong khi Tafishco nợ tiền mua cá của họ, dẫn đến tình trạng ND không có tiền trả nợ vay ngân hàng và không có vốn tái đầu tư sản xuất.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đề nghị, đối với các hộ dân đã thực hiện theo đúng quy trình dự án chuỗi liên kết dọc cá tra nhưng Tafishco còn nợ tiền mua cá thì khoản nợ vay ngân hàng của các hộ này chuyển sang cho Tafishco nhận nợ và có trách nhiệm trả nợ theo dự án chuỗi. ND được trả lại tài sản thế chấp để tiếp tục vay vốn, tái sản xuất. Đồng thời, ngân hàng ngừng tính lãi cho các hộ dân kể từ ngày 19-11-2016.

Kiến nghị của UBND tỉnh được người nuôi cá trong chuỗi rất đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, mới đây, khi nghe thông tin NHNNVN không đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh An Giang, tiếp tục tính khoản nợ cho ND, nhiều người đã hụt hẫng.

Nỗi lo của các hộ nuôi cá là có cơ sở bởi chỉ cần nhìn vào 2 hợp đồng tín dụng mà Tafishco vay vốn Agribank An Giang, ký cùng ngày 15-9-2016, có thể thấy khả năng thu hồi nợ là rất khó. Tổng 2 khoản vay gần 500 tỷ đồng nhưng tổng giá trị tài sản đảm bảo (thế chấp) của Tafishco chỉ trị giá 244,51 tỷ đồng (hợp đồng cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ 36%, không có đảm bảo bằng tài sản chiếm đến 64%).

Báo An Giang
Đăng ngày 24/11/2017
Bài & ảnh: Ngô Chuẩn
Kinh tế

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 23:27 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 23:27 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 23:27 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:27 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 23:27 14/05/2024