Thâm nhập trang trại đỉa chữa bệnh ở Nga

Yelena Titova lắc một cái lọ chứa vài con đỉa đang uốn mình bơi trong làn nước đục. Khi thấy một trong những con đỉa chìm xuống đáy và bất động, có vẻ như đã chết, bà không ngại nhúng tay vào lọ để lôi nó ra.  Bà cũng chẳng chút rùng mình khi những con còn lại lao tới, cố tìm cách bám vào tay để hút máu. Thậm chí bà còn thích chúng làm thế.

kiem tra lo nuoi dia
Yelena Titova kiểm tra một lọ nuôi đỉa ở MLC

Công việc của Titova là phụ trách quản lý chất lượng tại Trung tâm quốc tế chuyên điều trị y tế bằng đỉa (MLC) nằm tại  Udelnaya, gần thủ đô Mátxcơva của Nga, nơi bà đã làm việc suốt 28 năm qua. Về cơ bản, như lời Titova nói, bà là người nuôi đỉa.

Nuôi đỉa cũng cần bản năng làm mẹ

"Tất cả những người nuôi đỉa đều là phụ nữ, bởi bạn chỉ có thể chăm sóc chúng với tình yêu và sự ân cần, nếu bạn có bản năng làm mẹ" - bà nói - "Đàn ông không đảm đương tốt việc này". 

Cơ sở nuôi đỉa của Titova nằm trong thị trấn nhỏ Udelnaya, nhưng cho ra lò tới 3 triệu con đỉa mỗi năm. Số đỉa này sẽ được bán cho các cơ sở y tế ở Nga và một số nước lân cận. Đây được xem là một trong những nơi nuôi đỉa lâu đời và lớn nhất thế giới.

Titova, 52 tuổi, giải thích rằng các công ty khác ở Nga và châu Âu thích thu gom đỉa hoang sống ngoài thiên nhiên và sau đó nuôi chúng tại các vùng nước ngoài trời. Nhưng đó không phải điều bà cùng cộng sự làm. "Hoạt động sản xuất đỉa của chúng tôi đều ở trong nhà, diễn ra quanh năm" - bà nói khi đưa phóng viên LA Times đi thăm trang trại - "Chúng tôi có mọi thứ ở đây: khu cho đỉa giao phối, khu vực chăn nuôi, khu dành cho đỉa làm kén để sinh con".

Bà cho biết trang trại này thậm chí từng cung cấp đỉa cho nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin, để ông chữa chứng đau đầu và trầm cảm. Bà nói rằng việc chữa trị thành công cho Stalin đã khiến trang trại có tương lai. Titova không đánh giá cao các kỹ thuật nuôi đỉa hiện đại, sử dụng các bể nuôi lớn và cảm biến do máy tính điều khiển. Theo bà, thiết bị hiện đại không phát hiện được đỉa chết hoặc ốm.

Công cụ điều trị bệnh đặc biệt

Loài đỉa có thể khiến phương Tây kinh hãi. Nhưng ở Nga, chúng lại là thành phần hữu dụng trong một phương thức điều trị bệnh bắt nguồn từ xa xưa, trong đó tận dụng sức mạnh của nước dãi đỉa. Tới nay, dùng đỉa trị bệnh vẫn là hoạt động khá phổ biến ở Nga.

Hàng chục ngàn bệnh nhân mắc các căn bệnh từ vô sinh tới cao huyết áp, đều đã được điều trị bằng loài đỉa chữa bệnh hirudo medicinalis và thứ nước dãi có chứa chất chống đông máu của chúng.  Một trong những nguyên nhân để chữa bệnh bằng đỉa vẫn thịnh hành còn bởi chi phí khám chữa bệnh cao và người ta sợ mua phải thuốc giả, vốn bán lan tràn ở Nga.

Yuri Kuranov, 55 tuổi, là một doanh nhân thành công ở Mátxcơva. Ông đã sử dụng đỉa đều đặn trong 7 năm qua để chữa bệnh đái dắt. Ông nằm khá thoải mái trên một chiếc ghế bành tại một bệnh viện tư ở phía Tây Nam Mátxcơva. Đôi mắt ông nhắm nghiền, một nụ cười đọng lại trên môi khi những con đỉa bò lổm ngổm dưới rốn. "Những cú cắn của chúng như muỗi đốt vậy" - Kuranov nói khi 8 con đỉa "hăng say" lao động - "Tôi cảm thấy như có một nguồn sinh lực mới chảy vào huyết quản của mình vậy".

Nông trại đỉa ở Udelnaya thường bán những sinh vật hút máu này với giá không rẻ, khoảng 1,50 USD một con. Việc sử dụng bất kỳ con đỉa nào, tối đa là 10 con, đều phải được bác sĩ kê đơn cho phép. Phần lớn những con đỉa được bán khi chúng dài từ 2,5-5cm. Những con lớn hơn được giữ lại để sinh sản. 

Chữa bệnh bằng đỉa nhận được sự ưa chuộng từ những người thích "thảo dược thiên nhiên" như ông Yuri Kuranov
Chữa bệnh bằng đỉa nhận được sự ưa chuộng từ những người thích "thảo dược thiên nhiên" như ông Yuri Kuranov

Các bác sĩ điều trị cho Kuranov đều sử dụng những con đỉa được nuôi từ các lọ thủy tinh dung tích từ 3-5 lít nằm tại nông trại của Titova. Sau khi chào đời từ những chiếc hộp đặc biệt chứa đầy than bùn, mô phỏng môi trường ẩm ướt ngoài thiên nhiên, những con đỉa con sẽ được bỏ vào trong những chiếc lọ kể trên, với số lượng chừng 1.000 con mỗi lọ. Các lọ này nằm đầy 5 khu sản xuất của nông trại. Khi đỉa lớn lên, chúng sẽ được phân loại. Sau 1 năm, chúng đã sẵn sàng để được tung ra thị trường.

Không còn thời hoàng kim

Titova và 30 người nuôi đỉa luôn kiểm tra các lọ nuôi mỗi ngày. Bà cho biết nước trong lọ phải thay ít nhất 2 lần mỗi tuần. Yếu tố công việc chính ở nông trại hiển nhiên là việc chăm nuôi. Những con đỉa ăn sau mỗi 3-4 tuần. Chúng sẽ hút vào lượng máu gấp 4 lần trọng lượng.

Thực phẩm của chúng là máu gia súc, do các lò mổ ở gần Mátxcơva cung cấp. Nông trại sử dụng lượng máu khoảng 1.100 lít mỗi tuần. Số máu này bằng với việc giết thịt 100 con bò. Máu phải luôn tươi, đôi khi vẫn còn ấm và phải được cung cấp ngay tới cho nông trại trong ngày giết mổ.

Được biết nông trại MLC đã có khởi điểm là nơi chứa mẫu đỉa thu thập trong hoang dã. Nơi đây vẫn tiếp tục thu thập đỉa hoang, nhưng Titova cho biết việc này chỉ để phục vụ hoạt động giao phối, nhằm tránh tình trạng giao phối cận huyết.

Titova chia sẻ, thời gian sau khi Liên Xô tan rã là khó khăn nhất với nông trại, do nhiều cửa hàng thuốc ngừng mua đỉa. Họ thấy rằng đỉa không mang lại lời lớn như thuốc Tây. Tới nay, nhiều trung tâm y tế tư nhân ở Nga vẫn dùng đỉa, nhưng về cơ bản các bệnh viện lớn không còn sử dụng sinh vật này nữa. Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Irinia Pankova, sự thay đổi này rất đáng tiếc bởi đỉa vẫn là một công cụ điều trị quan trọng trong lĩnh vực tiết niệu, phụ khoa, huyết áp và đột quỵ. Bà chỉ ra rằng nhiều bác sĩ trẻ giờ đã không cho bệnh nhân dùng đỉa. Nhưng điều đó không ngăn cản chúng vẫn được tìm mua và sử dụng bởi những người Nga ưa chuộng các phương thức điều trị tự nhiên như Kuranov.

“Bí quyết” chăm sóc đỉa

Lyubov Guseva, người đã làm việc ở nông trại MLC hơn 20 năm qua, nói rằng những người chăm nuôi phải yêu quý đỉa để chúng có thể lớn lên bình thường.

"Tôi có cảm giác chúng như con mình khi tôi cho chúng ăn, chăm sóc và cho chúng tình yêu" - Guseva nói nhẹ nhàng khi cô đặt một lọ đỉa xuống và nâng lọ khác lên, khuấy nó một chút để kiểm tra - "Tôi không rõ chúng có biết tình yêu của tôi không, nhưng mỗi khi nắm chúng trong tay, tôi luôn có cảm giác tuyệt vời".

Thể thao & Văn hóa
Đăng ngày 16/08/2013
Tường Linh
Thế giới

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 03:29 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 03:29 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 03:29 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 03:29 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 03:29 29/03/2024