Thắng tôm thẻ, đừng chê tôm sú

Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.

Thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng

Quảng canh cũng nuôi tôm thẻ

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam có thể nói là đang tăng lên từng ngày. Năm 2012, nếu như diện tích tôm thẻ chân trắng mới là 42 ngàn ha. Sang năm 2013 đã tăng lên 66 ngàn ha.

Tuy diện tích này hãy còn khiêm tốn so với diện tích nuôi tôm sú, nhưng nhờ năng suất cao hơn nhiều, nên sản lượng tôm thẻ chân trắng trong năm qua đã vượt qua tôm sú. Cụ thể, sản lượng tôm thẻ chân trắng là 280 ngàn tấn, trong khi tôm sú là 268 ngàn tấn.

Chất lượng con giống cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn, năng suất tốt hơn nhiều…, đó là những điểm quyết định để tôm thẻ chân trắng lấn át tôm sú. Ông Võ Quang Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), khẳng định: “Con tôm thẻ chân trắng do đã được gia hóa nên kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn tôm sú. Nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ 55 ngày là đã bắt đầu có lãi khi tôm đạt kích cỡ 120 con/kg, còn tôm sú phải 3 tháng mới bắt đầu có lãi”.

Ông Lê Văn Quang, TGĐ Tập đoàn Minh Phú, cho biết, sở dĩ con tôm thẻ chân trắng có thể lấn át con tôm sú không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn cầu, là nhờ con tôm này đã được trải qua một quá trình chọn tạo giống một cách bài bản trong nhiều năm qua. Hồi những năm 90 của thế kỷ trước, con tôm thẻ chân trắng chỉ lớn bằng con tôm đất, nên chưa được các nước nuôi thành sản phẩm xuất khẩu.

Khi ấy, Chính phủ Mỹ đã đầu tư khoa học công nghệ vào khâu chọn tạo giống cho con tôm thẻ chân trắng. Qua một quá trình chọn tạo công phu, đến nay, tôm thẻ chân trắng đã có những dòng đạt kích cỡ tới 13/15 hay thậm chí 8/12, tức là không thua kém gì so với tôm sú.

Một điều rất đáng lưu ý là không chỉ chiếm lĩnh các vùng nuôi công nghiệp, bán thâm canh, tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào những nơi vốn được coi là chỉ nên nuôi tôm sú, đó là khu vực nuôi quảnh canh. Trước đây, dù bị con tôm thẻ chân trắng tấn công mãnh liệt, nhưng quảng canh vẫn được coi là địa hạt riêng của con tôm sú. Tuy nhiên, điều này đã bắt đầu bị phá vỡ.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP, cho hay, hiện nay, ở bán đảo Cà Mau, tại những vùng nuôi quảng canh, thay vì thả nuôi tôm sú như bao năm qua, giờ đây, nông dân đã thả nuôi tôm thẻ trên 70% diện tích. Tôm thẻ ở đây cũng được nuôi theo kiểu quảng canh, tức là không cho ăn thức ăn công nghiệp mà tự tìm kiếm nguồn thức ăn từ tự nhiên.

Ông Lê Văn Quang, cho biết rõ thêm rằng gần đây, bộ phận thu mua tôm nguyên liệu của Tập đoàn Minh Phú đã đem về những lô tôm thẻ nguyên liệu có kích cỡ lớn 18-20 con/kg, mua được từ những người nông dân thả nuôi trong khu vực quảng canh. Số lượng mua mỗi ngày không nhỏ, từ 5-7 tấn. Điều này đủ để thấy rằng nông dân đã tự thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng quảng canh với diện tích lớn như thế nào.

Phải giữ tôm sú

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT chủ trương tiếp tục phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng sẽ không bỏ tôm sú, đặc biệt là ở các hệ thống nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến tại bán đảo Cà Mau. Việt Nam không bỏ con tôm sú, bởi nước ta là một trong số những nước ít ỏi vẫn còn nuôi con tôm này, nên vẫn có thị trường xuất khẩu cho nó.

Mặt khác, tại các hệ thống nuôi quảng canh như tôm – lúa, tôm trong rừng ngập mặn…, chưa có những đánh giá đầy đủ trong việc đưa con tôm thẻ chân trắng vào nuôi ở đấy, nên vẫn phải sử dụng tôm sú. Ông Trần Thiện Hải cũng cho rằng cần phải có cả tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú để doanh nghiệp dễ bán hàng hơn.

Ông Lê Văn Quang, chia sẻ, trên thế giới, các nước đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng gần hết. Tôm sú chỉ còn được nuôi ở Kolkata (Ấn Độ) và ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thị trường tôm thế giới, tôm sú vẫn có thị trường rất tốt. Khoảng 20% người tiêu dùng tôm trên thế giới vẫn muốn ăn tôm sú, cho dù giá cao hơn so với tôm thẻ chân trắng.

Sở dĩ có điều này là vì hương vị của con tôm thẻ chân trắng vẫn chưa thể sánh được với tôm sú. Vì thế, vào thời điểm này, giá tôm sú thành phẩm vẫn đang cao hơn giá tôm thẻ chân trắng 2- 2,5 USD/kg.

Cũng vì con tôm sú vẫn có giá trị cao và thị phần đáng kể trên thị trường tôm thế giới, nên theo ông Lê Văn Quang, sau một thời gian đẩy mạnh phát triển tôm thẻ chân trắng và bỏ quên tôm sú, hiện tại, Thái Lan đang âm thầm chọn lọc, gia hóa tôm sú, nhằm chọn ra dòng tôm sú có những đặc tính sinh học tốt hơn so với tôm thẻ chân trắng, với mục đích sẽ phát triển trở lại loại tôm này.

Mặt khác, theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành tôm, nếu chỉ mải chạy theo tôm thẻ chân trắng, sẽ tới lúc ngành tôm Việt Nam gặp bất lợi lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi vì đi sau khá lâu so với nhiều nước, nên giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta vẫn đang cao hơn giá thành loại tôm này ở nhiều nước tới 10-20%.

Bằng chứng là mặc dù năm qua, Thái Lan bị thiệt hại nặng nề về sản lượng tôm, nhưng trong những ngày đầu năm này, giá tôm thẻ nguyên liệu từ Thái Lan nhập về Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá tôm thẻ nguyên liệu trong nước. Còn giá tôm thẻ chân trắng Ấn Độ vẫn đang thấp hơn giá tôm thẻ Việt Nam khoảng 2 USD/kg.

Vì thế, để cạnh tranh được trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp đang bắt buộc phải đi sâu vào chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng. Mà để làm được điều này, doanh nghiệp phải kiên trì, mất mấy năm trời mới bắt đầu bán được hàng.

Ông Quang cho rằng, Nhà nước nên có một chiến lược đầu tư cho con tôm sú ở khâu chọn tạo giống, gia hóa…, nhằm tìm ra dòng tôm sú có những đặc tính sinh học tốt hơn tôm thẻ chân trắng. Nếu làm được điều này, tôm sú lại có thể vượt qua tôm thẻ chân trắng để đứng ở vị trí số 1 trong ngành tôm Việt Nam.

Báo Nông Nghiệp; 08/01/14
Đăng ngày 08/01/2014
Thanh Sơn
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 03:15 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:15 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 03:15 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 03:15 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 03:15 05/12/2024
Some text some message..