Thành công với mô hình nuôi tôm tích lồng, đặt trong vuông

Đứng trước thực trạng khó khăn của những hộ nuôi tôm truyền thống như hiện nay, tại huyện Năm Căn, một số hộ dân trên địa bàn ấp Nà Chim, xã Lâm Hải, đã tự tìm tòi nghiên cứu và bước đầu thành công với mô hình nuôi tôm tích lồng, đặt trong vuông.

Thành công với mô hình nuôi tôm tích lồng, đặt trong vuông
Ông Vũ Văn Hiện, người đầu tiên nuôi tôm tích trong lồng của ấp Nà Chim.

Người đầu tiên thực hiện mô hình này là ông Vũ Văn Hiện. Qua tìm tòi, nghiên cứu, tháng 11/2017, ông bắt đầu triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm tích trong lồng. Ban đầu ông nuôi thử nghiệm 50 con giống, bình quân khoảng 18 ngàn đồng/con. Những chiếc lồng được ông làm bằng hai cái rổ buộc lại với nhau hoặc tận dụng từ những cái cal, có khui nhiều lỗ nhỏ, để bỏ con giống vào bên trong và thả nuôi trong vuông tôm. Qua 2 tháng, tôm tích đạt trọng lượng từ 150g trở lên. Hiện nay, giá tôm tích thịt khoảng 1,4 triệu đồng/kg. Như vậy từ vụ đầu, trừ các khoản chi phí, ông lãi trên 10 triệu đồng, chỉ với 50 con tôm tích giống. 

Ông Hiện chia sẻ: “Tôm tích rất dễ nuôi, không cần phân, thuốc hóa học gì hết, chỉ nuôi tự nhiên. Khoảng 2 tháng thì được 150g là bán được. Nếu không bán, có thể đào ao thả đợi thêm 1 - 2 tháng nữa là tôm tích lớn gấp 2, gấp 3 lần. Lúc này tôm tích lên đủ gạch và đẹp, nên bán ra khách hàng rất ưa chuộng”. 

Với những kết quả đạt được từ vụ nuôi đầu, đầu tháng 5/2018, ông tiếp tục thả nuôi vụ 2 với 200 con. Hiện nay, số lượng tôm của ông đều phát triển tốt. Thấy được những hiệu quả mang lại từ mô hình này, hiện nay tại ấp có hơn 10 hộ bắt đầu thả nuôi. Ông Huỳnh Văn Hái, vừa mới thả 100 con tôm tích giống, chia sẻ: “Vừa qua, tôi thấy anh Hiện có nuôi và thu hoạch một đợt rồi, thấy rất hiệu quả nên tôi thả nuôi 100 con giống cũng làm theo cách của anh Hiện. Mô hình này rất dễ nuôi, do nguồn thức ăn có sẵn, với lại mỗi ngày chỉ cho ăn một lần là đủ, nên thời gian còn lại có thể làm nhiều việc khác”.


Những chiếc lồng được ông Hiện làm từ những cái rổ úp lại với nhau hoặc từ những cái can.

Với nguồn con giống có giá cả phải chăng, lại được bắt tại địa phương, nên môi trường thả nuôi rất phù hợp. Thức ăn cho tôm tích có thể tận dụng từ nguồn cá tạp trong vuông tôm, tỷ lệ đạt đầu con rất cao và đầu ra luôn ổn định. Đặc biệt, với những chiếc lồng tự chế này, có thể tiếp tục sử dụng trong nhiều vụ tiếp theo. 

Ông Trần Quốc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Hải: “Để mô hình này được phát triển bền vững, cần phải có nguồn vốn. Muốn có nguồn vốn hỗ trợ thì cần phải thành lập tổ hợp tác. Đối với vấn đề này, hiện nay, đã nhận được sự thống nhất của Hội Nông dân huyện. Sau khi tổ hợp tác được thành lập, chúng tôi sẽ ưu tiên hỗ trợ để giúp người dân phát triển sản xuất”.

Mô hình nuôi tôm tích lồng đã mở ra hướng đi mới và góp phần tăng thêm lựa chọn về ngành nghề sản xuất cho nông dân.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 29/06/2018
TV
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 07:59 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 07:59 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 07:59 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 07:59 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 07:59 12/01/2025
Some text some message..