Thanh Hóa: 156 tấn ngao Hậu Lộc chết trắng đồng, chưa rõ nguyên nhân

Theo báo cáo của UBND huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá), từ ngày 5-1-2022 đến nay tại vùng nuôi ngao tập trung ở các xã bãi ngang xảy ra hiện tượng ngao nuôi chết bất thường với tỷ lệ ngao chết từ 5 - 30%, với quy mô diện tích vùng có ngao chết khoảng 300 ha (trong đó xã Đa Lộc 200ha, xã Hải Lộc 100 ha) với số lượng 156 tấn ngao bị chết của 176 hộ nuôi.

ngao chết
Ngao bỗng dưng chết trắng khiến người dân nuôi ngao đứt từng khút ruột. Ảnh Tuệ Minh

Ngay sau khi nhận được thông tin về tình hình ngao nuôi bị chết tại huyện Hậu Lộc, cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản đã xuống địa bàn kiểm tra, lấy mẫu xác định nguyên nhân ngao chết. Đồng thời, lấy mẫu nước và mẫu ngao gửi Trung tâm quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I để phân tích, xác định nguyên nhân.

Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu dịch bệnh mẫu ngao chết cho thấy: Vi khuẩn Vibrio, bệnh Perkinsus sp. đều âm tính.

Đối với chỉ tiêu môi trường nước nuôi ngao: Độ mặn, N-NH­3, P-PO42-, H2S và chlorophyll-a đều có giá trị trong khoảng phù hợp cho nuôi thủy sản. Chỉ tiêu N-NO2 có 3/6 mẫu kiểm tra có giá trị cao vượt ngưỡng 1,04 lần, mức vượt ngưỡng rất thấp không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của ngao, không phải là tác nhân gây chết ngao. Chỉ tiêu COD có 6/6 mẫu đều vượt cao hơn giới hạn 1,44-1,96 lần cho thấy có hàm lượng chất hữu cơ cao, có thể do xác ngao chết phân hủy tạo ra, có ảnh hưởng đến sức khỏe của ngao nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây chết ở ngao.

Trung tâm quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I kết luận, hiện tượng ngao chết không phải do dịch bệnh; có thể do tác động cộng gộp của một số yếu tố môi trường bất lợi và mật độ nuôi dày.

ngao chết
Ngao chết được thu gom để tránh ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Ảnh Duy Hưng

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện Hậu Lộc chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã có ngao nuôi thực hiện tốt công tác quản lý vùng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiếp tục rà soát lại quy hoạch nuôi ngao của địa phương. Đối với những vùng nuôi không đủ điều kiện về yêu cầu kỹ thuật nên chuyển đổi sang trồng rừng.

Hướng dẫn các hộ thu gom, xử lý ngao chết bằng cách chôn lấp cách xa khu vực nuôi, tránh gây ô nhiễm sang vùng nuôi khác.

Đối với ngao đạt kích cỡ thương phẩm cần có kế hoạch thu hoạch sớm nhằm tránh thiệt hại có thể xảy ra; ngao nuôi chưa đạt kích cỡ thu hoạch ở những bãi nuôi còn sống có mật độ dày cần san thưa hoặc di chuyển ngao đến vùng nuôi có yếu tố môi trường ổn định.

Làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến vùng nuôi ngao. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong nuôi ngao. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phân công cán bộ chuyên môn giám sát chặt chẽ tình hình nuôi ngao trên địa bàn để kịp thời cập nhật thông tin, thống kê tình hình thiệt hại, đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời và thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 24/01/2022
Hải Đăng
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 08:23 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 08:23 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 08:23 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 08:23 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:23 23/01/2025
Some text some message..