Thanh Hóa: cá lồng chết trắng, hàng chục hộ dân hoang mang

Theo phản ánh của các hộ dân nuôi cá lồng ở xã Hải Thanh và xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, sau trận mưa tối ngày 23, rạng sáng ngày 24/7, hàng loạt cá trong lồng được nuôi dưới dòng sông Kênh Than (thuộc địa phận xã Hải Thanh) đều bị chết trắng.

Anh Nguyễn Văn Quân
Anh Nguyễn Văn Quân (áo đỏ) trình bày với phóng viên

Anh Nguyễn Văn Quân, 25 tuổi, ở thôn Thanh Đông, xã Hải Thanh cho biết, anh là người đầu tiên nuôi cá lồng tại dòng sông Kênh Than, trước khi tiến hành nuôi thả, anh đã tìm hiểu kỹ về nguồn nước, kỹ thuật nuôi trồng,…

Trong hai năm đầu, cá tăng trưởng tốt và cho thu nhập bình quân được 200 triệu đồng/năm (sau khi trừ đi các loại chi phí).

Vụ thả giống cá mới gần đây, nhất vào tháng 1/2013, anh thả số lượng khoảng 20.000 cá Hồng Mỹ (chi phí 7.000 đ/con), 4 tấn cá Vược thương phẩm (120.000 đ/kg), 4 tạ các Mú (250.000 đ/kg)...

“Chỉ trong 2 giờ đồng hồ, sáng ngày 24/7, hàng loạt cá trong lồng ngóc đầu và muốn lao lên mặt nước. Mặc dù anh đã sục bằng máy ô xi, nhưng vẫn không cứu được. Chỉ sau một thời gian ngắn, cá đã bị chết hàng loạt” anh Quân kể lại. Dự kiến mức thiệt hại của gia đình anh vào khoảng 800 triệu đồng.

Cùng cảnh ngộ trên, bà Đặng Thị Hải, 51 tuổi, người cùng xã Hải Thanh là người bị thiệt hại nhiều nhất. Bà Hải cho biết, bà nuôi 4 tấn cá Vược thành phẩm (120.000 đ/kg), cá Hồng Mỹ khoảng 3 tấn (các thương phẩm, trị giá 90.000 đ/kg, thiệt hại khoảng 270 triệu đồng), cá Vược giống mới thả khoảng 17.000 con (chi phí 900 đ/con),… nay đã bị chết 100% sau buổi sáng ngày 24/7.

Các hộ nuôi cá lồng trên dòng Kênh Than
Các hộ nuôi cá lồng trên dòng Kênh Than

“Nếu do thiên tai, bão lũ thì chúng tôi còn có phương án phòng chống. Nhưng ở đây trong điều kiện thời tiết bình thường mà chúng tôi lại bị mất hàng loạt, thật là đau xót”, bà Hải buồn rầu nói.

Cá tại các hộ nuôi cá lồng đã bị chết hàng loạt
Cá tại các hộ nuôi cá lồng đã bị chết hàng loạt

Theo nhận định ban đầu của các hộ nuôi cá ở đây, việc cá dưới lồng bị chết có thể là do các doanh nghiệp, hộ cá thể có xưởng hấp cá và chế biến, xay sát bột cá làm thức ăn gia súc nằm trong địa bàn xã xả thải nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông.

"Lúc đó, không những cá trong lồng bị chết, mà nhiều loại cá, tôm, cua,…ngoài lồng trên dòng Kênh Than cũng bị chết”, anh Quân bức xúc nói.

Những cơ sở chế biến xả thải trực tiếp ra dòng Kênh Than
Những cơ sở chế biến xả thải trực tiếp ra dòng Kênh Than

Theo tìm hiểu của Phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, hiện nay xã Hải Thanh có hàng chục doanh nghiệp, hộ cá thể có xưởng hấp cá và chế biến, xay sát bột cá làm thức ăn gia súc nằm sát dòng sông Kênh Than, xả thải trực tiếp ra môi trường.

Được biết, việc nuôi, nghề nuôi thả cá trên dòng Kênh Than bắt đầu từ năm 2011; chi phí ban đầu để đầu tư cho mỗi bè, lồng, lưới khoảng hơn 120 triệu đồng (chưa kể chi phí giống, thức ăn và nhân công). Theo tính toán của các hộ nuôi cá nơi đây, bình quân mỗi hộ thiệt hại khoảng 600 triệu đồng/hộ trong đợt này.

Hiện vụ việc đang được trình báo với các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ nguyên nhân. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong những bản tin tiếp theo.

Báo Đầu Tư
Đăng ngày 27/07/2013
sĩ chức
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 00:29 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 00:29 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 00:29 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 00:29 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 00:29 29/12/2024
Some text some message..