Thanh Hóa: Nhân rộng nuôi trồng thủy sản theo VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã bước đầu ứng dụng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGap, quản lý chặt chẽ về con giống, tình hình dịch bệnh và việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa: Nhân rộng nuôi trồng thủy sản theo VietGAP
Người dân xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia) áp dụng quy trình nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGap.

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tới các hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGap tại các xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), Nga Tân (Nga Sơn), Đa Lộc (Hậu Lộc) và Hải  Châu (Tĩnh  Gia).

Trong quá trình nuôi tôm theo hướng VietGap được ghi sổ nhật ký, ghi chép rõ ràng lượng thức ăn hàng ngày, chỉ số môi trường nước phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Sau thời gian nuôi 3 tháng cho thu hoạch, tỷ lệ tôm sống đạt 65,5%, kích thước cỡ tôm thu hoạch đạt 20,4g/con, năng suất đạt 10,689 tấn/ha; doanh thu đạt 750 triệu đồng/ha, cao gấp 1,5 lần so với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng không theo quy trình VietGap.

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap giảm dịch bệnh, sản phẩm nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn so với không áp dụng VietGap. Môi trường ao nuôi được duy trì tốt trong quá trình nuôi, lượng hóa chất sử dụng ít và bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua nhật ký ghi chép. Hạn chế được việc tác động ảnh hưởng đến môi trường ngoài ao nuôi. Mô hình đã từng bước giúp các hộ nuôi tôm thay đổi cách làm, chuyển hướng sang nuôi thâm canh tăng thu nhập.  Đến nay, các hộ vẫn duy trì nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh áp dụng quy trình VietGap cho năng suất, sản lượng cao. Mô hình được nhân rộng ở các xã Hòa Lộc, Minh Lộc (Hậu Lộc); Hoằng Thanh, Hoằng Phụ (Hoằng Hóa); Nga Tân, Nga Thủy (Nga Sơn)... với diện tích 30,5 ha. 

Mô hình nuôi cá vược thương phẩm của các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng Vọng (Quảng Xương) theo tiêu chuẩn VietGap cũng đã khẳng định được hiệu quả và đang được nhân rộng. Ban đầu hộ các ông Bùi Ngọc Tam, Nguyễn Khắc Thái, đầu tư ao nuôi với diện tích 5.000 m2/2 hộ nuôi cá vược thương phẩm. Đây là mô hình áp dụng hình thức nuôi mới, sử dụng thức ăn là cá tạp kết hợp với thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein > 35%, bảo đảm tốc độ tăng trưởng của cá và chủ động được thức ăn trong quá trình nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi nhằm cải thiện môi trường, giảm thiểu dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống cho cá. Sau 6 tháng, cá vược thương phẩm có tỷ lệ sống đạt 70%, năng suất 10 tấn/ha. Mô hình hiệu quả cao hơn so với đối tượng con nuôi khác ở vùng triều, thị trường tiêu thụ ổn định. Trung bình người nuôi có lãi từ 25 đến 45.000 đồng/kg cá, tùy thuộc vào  kích cỡ và thời điểm thu hoạch. Đến nay, tại xã Quảng Vọng đã nhân rộng mô hình nuôi cá vược thương phẩm, nhiều hộ nuôi đầu tư ao nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, như: Ông Lê Huy Khê, thôn 10 với diện tích ao nuôi 4.000 m2; ông Trần Văn Lương, thôn 7, với diện tích 1.000 m2; ông Phạm Văn Lực, thôn 7 với diện tích 3.000 m2; ông Ngô Ngọc Thơ, thôn 10 với diện tích 3.000 m2... Do cá vược thương phẩm có thể tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh, nhất là cung cấp cho nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch biển...  nên hiện mô hình này được nhân rộng tại các xã Hải Bình, Trúc Lâm (Tĩnh Gia) và xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) với diện tích hơn 20 ha. 

Tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, người nuôi đã tự đầu tư xây dựng các hệ thống đường, điện, kênh mương, hệ thống ao, đầm nuôi và áp dụng công nghệ tiên tiến, như: Ao nuôi có mái che nuôi tôm vụ đông, máy bắn thức ăn, nuôi vi sinh... Ngành nông nghiệp cũng kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi theo tiêu chuẩn VietGap giúp cho các cơ sở nuôi tạo lòng tin với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 05/11/2018
Hải Đăng
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 21:43 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 21:43 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 21:43 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 21:43 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 21:43 27/12/2024
Some text some message..