Thanh Miện mở rộng các vùng nuôi thủy sản tập trung

Những năm qua, các vùng nuôi thủy sản tập trung (TSTT) của huyện Thanh Miện đã mang lại giá trị kinh tế cao. Do đó, người dân đang tích cực đầu tư trên những vùng nuôi TSTT mới.

Thanh Miện mở rộng các vùng nuôi thủy sản tập trung
Người nuôi chăm sóc đàn cá

Năng suất cá tăng

Nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Bảy ở thôn Đỗ Thượng, xã Phạm Kha đã có của ăn, của để nhờ nghề nuôi thủy sản. Từ kinh nghiệm nuôi cá lâu năm, kết hợp với các biện pháp khoa học - kỹ thuật, năng suất cá của gia đình ông Bảy đã tăng lên, đạt khoảng 8 tạ/sào/vụ. Ông Bảy cho biết: "Nhờ nguồn nước của sông Đò Đáy nên khu vực này nuôi thủy sản thuận lợi. Trước đây, khi chưa áp dụng kỹ thuật, năng suất cá đạt thấp. Cá thường xuyên bị dịch bệnh nên giá trị kinh tế không cao. Hiện chúng tôi đã biết sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý nước ao nuôi, dùng máy quạt nước để tăng ô xy nên năng suất, sản lượng cá cao hơn trước. Mỗi năm tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng".

"Nhờ nuôi cá mà người dân ở đây giàu hơn trước", ông Nguyễn Văn Hân ở khu nuôi TSTT thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết nói. Trước đây, cả khu nuôi thuỷ sản rộng lớn này là cánh đồng chiêm trũng, cấy lúa bấp bênh. Năm 2005, ông Hân là một trong những hộ đi đầu mua đất đào ao thả cá ở khu vực này. Với 9 sào ao, ông nuôi ghép các loại cá rô phi, trắm, chép... Thời gian đầu, hiệu quả kinh tế chưa cao do năng suất thấp, đầu ra không ổn định. Sau một thời gian nuôi, các hộ đã biết liên kết, học hỏi kinh nghiệm nên năng suất, chất lượng cá tăng lên. Năm 2018, khi UBND tỉnh đồng ý mở rộng diện tích nuôi thủy sản, ông Hân và con trai tiếp tục mở rộng thêm hơn 1mẫu ở khu vực nuôi mới. Mỗi năm, ông nuôi 2 vụ cá, mỗi vụ thu lãi hơn 50 triệu đồng. 

Ông Đặng Xuân Quyện, Giám đốc HTX Thủy sản Đoàn Kết chia sẻ: "Trước đây, khi chưa có khu nuôi TSTT này, đời sống người dân còn nhiều khó khăn do chỉ trông chờ vào cây lúa. Giờ đây, con cá mang lại giá trị kinh tế cao gấp 5 lần so với cấy lúa. Nhiều hộ còn dành tiền cho HTX vay lãi để làm vốn kinh doanh".

nuôi cá, nuôi cá Hải dương, mô hình nuôi cá, vùng nuôi thủy sản

Các vùng nuôi thủy sản tập trung của huyện Thanh Miện mang lại thu nhập cao cho người dân

Thiếu điện, nước

Huyện Thanh Miện đã xây dựng được nhiều vùng nuôi TSTT ở các xã Đoàn Kết, Chi Lăng Bắc, Cao Thắng, Chi Lăng Nam, Ngô Quyền... Riêng năm 2018, UBND tỉnh đã cho phép huyện mở rộng thêm 2 vùng nuôi TSTT ở các xã Đoàn Kết (31,5 ha) và Ngũ Hùng (hơn 40 ha). Các vùng này được tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khu nuôi thủy sản mới của xã Đoàn Kết rộng 31,5 ha được chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã đầu tư hơn 5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 1 tỷ đồng để xây dựng 3 km đường bê tông và đường điện. Mặc dù vậy, vùng nuôi thủy sản này vẫn gặp không ít khó khăn. Theo lãnh đạo HTX Thủy sản Đoàn Kết, khu nuôi thủy sản mới vẫn chưa có hệ thống lấy nước phục vụ các ao nuôi. Hằng tháng, HTX phải điều tiết nước để người dân có nước nuôi cá. Vào các tháng cuối năm, nước sông Cửu An ô nhiễm nặng, người dân không thể lấy nước vào các ao nên năng suất cá giảm. Cả khu nuôi thủy sản rộng hơn 81 ha chỉ có 1 trạm biến áp nên công suất điện không đủ phục vụ nhu cầu người dân nuôi thủy sản. Trong khi đó, người dân vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho con cá.

Theo bà Phạm Thị Nhung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện, tổng diện tích nuôi thủy sản của huyện hiện nay là 885 ha. Ở các vùng nuôi TSTT, người nuôi đều biết áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật nên năng suất và chất lượng cá tăng. Năm 2018, huyện đạt năng suất cá bình quân khoảng 60 tạ/ha, tăng hơn 4% so với năm 2017.

Các vùng nuôi TSTT ở Thanh Miện tương đối hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân. Để các vùng này tiếp tục phát triển, các cấp, các ngành cần sớm quan tâm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá đang gặp phải. 

Báo Hải Dương
Đăng ngày 09/04/2019
Trần Hiền
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 00:33 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:33 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 00:33 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 00:33 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 00:33 14/01/2025
Some text some message..