Thành phần dinh dưỡng của tôm sú và tôm thẻ có khác nhau?

Nên ăn tôm thẻ hay tôm sú? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều chị em nội trợ với mong muốn nấu một bữa ăn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình. Sau đây chia sẻ đến thành phần dinh dưỡng của hai loài tôm này để chị em có thể so sánh một cách chi tiết nhất.

Món tôm
Nên ăn tôm sú hay tôm thẻ? Tôm nào có giá trị dinh dưỡng cao hơn?. Ảnh: file1.topsante.com

Dinh dưỡng của tôm sú

Tôm sú giàu Protein 

Trong 100g tôm sú tươi có đến hơn 18,4g chất đạm. Tôm sú là một loại thực phẩm quan trọng, giàu năng lượng và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chất đạm trong loại tôm này là đạm nguyên chất, rất tốt cho sức khỏe. Do đó, ngoài các nguồn như sữa, trứng hoặc cá, tôm sú là một lựa chọn thực phẩm cung cấp Protein quan trọng mà bạn nên xem xét. 

Tôm sú giàu Vitamin B12 

Vitamin B12 là một loại Vitamin rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa và sản xuất năng lượng trong cơ thể, cũng như giúp duy trì chức năng tổng hợp DNA và Protein. Thiếu hụt Vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi liên tục, chóng mặt và yếu cơ. 

Một số thực phẩm có chứa nhiều Vitamin B12, trong đó có thịt tôm sú tươi với hàm lượng 18,4g Vitamin B12 trong mỗi 100g thịt. Nếu con bạn bị thiếu hụt Vitamin B12, tôm sú là một lựa chọn thực phẩm nên được ưu tiên. 

Tôm sú chứa nhiều Omega - 3 

Omega - 3 là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong khẩu phần ăn, đặc biệt là đối với trẻ em. 

Việc bổ sung Omega - 3 đều đặn cho trẻ em sẽ giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường phát triển trí não. Đối với người lớn, Omega - 3 cũng rất quan trọng, giúp chống lại các triệu chứng suy nhược, mệt mỏi và giúp da khỏe mạnh. 

Giúp cung cấp Canxi cho cơ thể 

Canxi là yếu tố quan trọng giúp xây dựng hệ xương khỏe mạnh và thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như loãng xương, viêm khớp hay thừa cân, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 

Tôm sú là một trong những thực phẩm quan trọng giúp bổ sung Canxi cho cơ thể, bởi vì trong 100g tôm sú có chứa tới 200mg Canxi. Nguồn canxi chính của tôm sú là từ thịt chứ không phải từ vỏ như mọi người vẫn nghĩ. 

Có khả năng ngăn ngừa ung thư 

Selen là một hợp chất tuy ít được đề cập, nhưng đó là một chất hóa học có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển tế bào của chúng. Trong 100g tôm sú có hơn 1/3 lượng Selen cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Việc bổ sung Selen sẽ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ và ngăn ngừa các kim loại nặng khỏi cơ thể, từ đó ngăn chặn mắc các căn bệnh ung thư.

Tôm súTôm sú chứa chất Selen có khả năng ngăn ngừa ung thư. Ảnh: thuysan247.com

Dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng 

Tôm thẻ là một loại hải sản giàu dinh dưỡng, thường xuất hiện trong các món canh, kho,… thường ngày. 

Trong 100g tôm thẻ, chúng ta có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng quan trọng sau: 

Protein: 24 gram (loại Protein tinh khiết tốt cho sức khỏe) 

Cholesterol: 189 miligam 

Natri: 111 miligam 

Chất béo: 0,3 gram 

Carbs: 0,2 gram 

Năng lượng: 99 calo 

Tôm thẻ cũng chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Canxi. Theo các nghiên cứu, tôm thẻ chứa hơn 20 loại Vitamin và khoáng chất như I-ốt, Vitamin B12, Sắt, Kẽm, Photpho, Magie, Đồng, Kali, Canxi, Mangan,... Chính vì thế, tôm thẻ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể không kém gì tôm sú.

Tôm thẻTôm thẻ chân trắng là loài có dinh dưỡng không quá thua kém so với tôm sú. Ảnh: thespruceeats.com

Tôm sú và tôm thẻ: Loại nào tốt nhất? Nên chọn loại nào phù hợp 

Qua hai thành phần dinh dưỡng trên, ta có thể thấy thành phần dinh dưỡng của tôm sú cao hơn so với tôm thẻ. Không những thế, tôm sú cũng có nhiều hương vị hơn so với tôm thẻ và được nhiều người ưu tiên chọn lựa hơn, nhưng giá thành của loài tôm này cao hơn rất nhiều so với tôm thẻ. 

Nếu chị em muốn bổ sung nhiều Omega-3 và Selen cho con em của mình thì tôm sú là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn cần bổ sung Protein và Canxi với mức giá thành phải chăng và hợp lý, tôm thẻ có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào cơ địa và sở thích, mỗi người sẽ có xu hướng ăn các loại tôm khác nhau. 

Ngoài ra, cách chế biến và phối hợp tôm với các loại thực phẩm khác cũng ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của món ăn. Chị em nên tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn và những chuyên gia dinh dưỡng uy tín để có được lựa chọn phù hợp nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Qua bài viết trên, mong muốn chị em có thêm thật nhiều kiến thức để có thể nấu cho gia đình những bữa cơm không chỉ ngon miệng mà còn cực kỳ bổ dưỡng. Hãy đón đọc những bài viết khác thông qua Website nhé.   

Đăng ngày 09/03/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Sức khỏe

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 09:50 22/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 10:46 15/01/2025

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:12 29/11/2024

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:47 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 16:47 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 16:47 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 16:47 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 16:47 17/02/2025
Some text some message..