Thành tựu nuôi trồng thủy sản Nghệ An 2018

Ngành Thủy sản đã có sự phát triển nhanh và bền vững trên cả nhiều mặt nuôi trồng, chế biến, quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi, quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; một số kết quả trọng tâm đã đạt được trong năm 2018:

Thành tựu nuôi trồng thủy sản Nghệ An 2018
Ảnh:TTKN Nghệ An

Trong Nuôi trồng thủy sản, diện tích, đối tượng nuôi, hình thức nuôi sản lượng nuôi đã tăng lên không ngừng; cùng với ứng dụng khoa học công nghệ đã mở ra một hướng đi mới, nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao được du nhập và dần thay thế các đối tượng nuôi kém hiệu quả cộng với nguồn lực lao động dồi dào có kinh nghiệm; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 21.367 ha. Trong đó diện tích nuôi ngọt đạt: 18.954 ha, nuôi mặn lợ đạt 2.413 ha (diện tích nuôi tôm đạt 2.154 ha). Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 52.965 tấn. Trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt: 41.509 tấn; Sản lượng nuôi mặn lợ đạt 11.456 tấn (sản lượng tôm là 7.283 tấn). Sản xuất tôm giống đạt 1.930 triệu con; trong đó: tôm sú đạt 215 triệu con, tôm thẻ đạt 1.715 triệu con. Sản xuất cá giống các loại đạt 735 triệu con. Sản xuất Cua giống đạt trên 29 triệu con. Sản xuất, ương Ngao giống đạt 2,5 tỷ con Ngao cám. 

Về nuôi tôm thương phẩm: 

+ Hiện nay nhiều hộ nuôi áp dụng các quy trình và công nghệ tiên tiến như sử nuôi tuần hoàn, Biofloc, nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn trong lồng nổi và nhà kín đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường và phát triển bền vững.

 + Với sự hỗ trợ của BQL Dự án nguồn lợi ven biển đơn vị triển khai xây dựng 7 vùng/239 ha với 178 hộ nuôi, thành lập 12 tổ cộng đồng tham gia tôm nước lợ áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, 2 vùng/240 ha với 176 hộ, thành lập 2 tổ cộng đồng nuôi đa dạng hóa theo hướng VietGAP. Đến nay, toàn tỉnh đã có 05/07 vùng nuôi tôm ATSH được đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

 Có thể nói sau khi các dự án đầu tư đi vào hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất cao, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Về chế biến, thủy sản Nghệ An đã đóng góp các sản phẩm cho tiêu dùng nội địa, xuất khẩu tiểu ngạch, nhiều mặt hàng nước mắm, tôm nõn, mực khô… có tiếng trên thị trường. Các cơ sở chế biến của doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh; các cơ sở chế biến nội địa không ngừng được đầu tư phát triển cả ở các HTX lẫn tư nhân. Sản lượng nước mắm chế biến đạt 30 triệu lít; mắm các loại 6.500 tấn; bột cá 18.000 tấn. Hầu hết các đơn vị sản xuất đều đảm bảo chất lượng, mẫu mã được cải tiến, xây dựng và đăng ký thương hiệu.

  + Tổng số tàu cá toàn tỉnh là 3.521 tàu. Tổng công suất tàu cá toàn tỉnh là 650.257 CV. Công suất bình quân là 184,68 CV/tàu; đối với tàu >-90CV, số tàu là 1.431, Tổng công suất tàu >-90CV là 596.998 CV, công suất bình quân là 417,19 CV/tàu.

Cơ sở hậu cần nghề cá ngày càng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng với nhu cầu phát triển. Hiện tại toàn tỉnh đã và đang xây dựng 13 cảng cá, bến cá và khu neo đậu trú bão; trong thời gian qua, các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão đã được đầu tư xây dựng mới (cảng cá Quỳnh Phương, khu neo đậu tránh trú bão Nghi Quang) và nâng cấp (cảng cá Cửa Hội, lạch Vạn, lạch Quèn). Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền ngày càng được đầu tư cả về số lượng lẫn quy mô, hiện nay toàn tỉnh có 58 cơ sở. 

Ngành khai thủy sản đã ứng dụng nhiều công nghệ trong khai thác, tìm kiếm nguồn lợi, bảo quản sản phẩm, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. 100% tàu khai thác xa bờ đã trang bị định vị vệ tinh, máy dò cá, máy thông tin liên lạc tầm trung; 50% số tàu khai thác xa bờ trang bị hệ thống thông tin liên lạc tầm xa; hơn 150 phương tiện đã trang bị máy dò ngang; nhiều phương tiện đã lắp đặt hầm bảo quản bằng vật liệu mới (PU) để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản lượng khai thác không ngừng tăng về sản lượng và giá trị, ngư trường khai thác ngày càng được phát hiện và mở rộng, năng lực tàu thuyền khai thác và dịch vụ hậu cần ngày càng phát triển: 

+ Sản lượng khai thác biển: 143.107 tấn. Tổng giá trị ước đạt 3.383,010 tỷ đồng. 

+ Sản lượng khai thác thủy sản nội đồng: 6.260 tấn. 

+ Công tác Dự báo ngư trường: Trong những năm qua ngành đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng các Đồn Biên phòng tuyến biển cung cấp hàng ngàn bản tin dự báo ngư trường với các nghề lưới Rê, Chụp và lưới Vây cho ngư dân.   

+ Số lượng tàu cá tham gia khai thác vùng biển Hoàng Sa ngày càng tăng, năm 2014 chỉ mới 01 tàu tham gia với 03 chuyến, đến năm 2108 đã có 163 tàu với 621 chuyến; tính từ năm 2014 đến hết năm 2108 số lượng lượt tàu tham gia là 261 tàu với 948 chuyến biến.

Với sự hỗ trợ của Dự án Nguồn lợi thủy sản ven bờ vì sự phát triển bền vững (Dự án CRSD) đã thành lập 12 Tổ Đồng Quản lý nghề cá tại các xã ven biển, bao gồm: Tổ Đồng Quản lý Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị, Tiến Thủy, Quỳnh Long, Diễn Hùng, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Trung, Nghi Tiến; xây dựng cảng cá Quỳnh Phương, khu neo đậu tránh trú bão Nghi Quang.

TSKN
Đăng ngày 04/05/2019
Tạ Quang Sáng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 06:44 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:44 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:44 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:44 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:44 18/11/2024
Some text some message..