Thảo dược - sự bổ sung hoàn hảo cho thuốc tây

Sự tồn tại nhiều phản ứng phụ của thuốc hóa học và mức độ kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng đang ủng hộ cho xu hướng đưa các loại thuốc thảo dược trở lại vị trí chính thống trong y học, để chúng bổ sung một cách hoàn hảo cho những khiếm khuyết của tân dược.

Thảo dược - sự bổ sung hoàn hảo cho thuốc tây
Những thảo dược ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Từ thảo dược đến thuốc tây

thảo dược thủy sản

Lịch sử chữa bệnh bằng thảo dược cũng lâu đời như chính loài người. Có nhiều bằng chứng - gồm bản thảo viết tay, dấu vết ở các di tích cổ hay các loại thuốc cổ đại - cho thấy con người sớm biết dùng thảo dược để chống lại bệnh tật. "Từ rất sớm, thuốc cổ truyền từ các loại thảo dược như vỏ, hạt, quả hay các bộ phận của cây đã ra đời" - nhà nghiên cứu Biljana Bauer Petrovska cho biết trên tờ Maishahealth.

Bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất được tìm thấy trên một cổ vật của nền văn hóa Sumerian có niên đại 5.000 năm ở Ấn Độ, gồm 12 công thức tạo ra các loại thuốc chữa bệnh từ 250 loại cây, gồm cả cây anh túc.

Đầu thế kỷ 19, các phương pháp phân tích, tổng hợp hóa học giúp các nhà khoa học trích xuất, thêm, bớt các hoạt chất từ cây cỏ. Cuối thế kỷ 19, họ tạo ra các viên thuốc dạng hợp chất từ thực vật và theo thời gian, việc sử dụng thuốc thảo dược giảm đi để nhường chỗ cho tân dược.

Mặc dù vậy, gần một phần tư các loại dược phẩm được sử dụng hiện nay có nguồn gốc thảo dược. Ban đầu, chúng thuộc về ngành hóa học, sau đó dần chuyên biệt hóa để trở thành ngành dược lý và khoa học lâm sàng. "Ngành nghiên cứu và sản xuất thuốc tây đã đóng góp nhiều hơn bất kỳ yếu tố khoa học nào khác cho sự tiến bộ của y học trong thế kỷ trước" - tờ Maishahealth cho biết.

Vì sao thảo dược giảm sức ảnh hưởng?

thảo dược trong thủy sản

Việc sử dụng thảo dược trở thành di sản văn hóa, khoa học của nhiều dân tộc trên thế giới. Thực tế con người sử dụng thuốc từ cây cỏ hàng ngàn năm trước khi xuất hiện thuốc tây cũng đủ nói lên hiệu quả của nó. Vậy tại sao ở nhiều nước - đặc biệt là Tây Âu, việc sử dụng thảo dược chữa bệnh lại ít được coi trọng?

Nguyên nhân là thuốc tây chứa các thành phần cụ thể có hiệu lực và cơ chế hoạt động đã được thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn, trong khi thảo dược thường chứa hỗn hợp thành phần mà cơ chế hoạt động chưa được kiểm chứng một cách khoa học. Thảo dược chứa nhiều thành phần mà nếu tách riêng thì tác dụng điều trị có thể không đầy đủ, nhưng nếu kết hợp thì hiệu quả rất cao.

Việc chứng minh các loại thảo mộc có hiệu quả như tân dược bằng các phương tiện khoa học vẫn là một thách thức, đặc biệt là khi áp dụng tiêu chí đánh giá của các loại thuốc hoá học hiện tại, vốn được dùng dưới dạng tinh khiết, cô đặc.

Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày một nghiêm trọng, cho nên việc xem xét sử dụng thảo dược càng trở nên bức thiết.

Thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều phương pháp tiếp cận nhằm đưa thảo mộc trở lại vị trí chính thống và phong trào tìm hiểu lợi ích tiềm ẩn của các sản phẩm y tế có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng lên cao.

Thêm nữa, thuốc hoá học thông thường mặc dù có hiệu quả cao trong việc chữa nhiều loại bệnh nhưng liên quan đến nhiều phản ứng phụ không mong muốn ở bệnh nhân. Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày một nghiêm trọng cũng đang là vấn đề đau đầu của y học, đòi hỏi cách thức tiếp cận mới. Điều đó khiến cho việc xem xét sử dụng thảo dược càng trở nên bức thiết.

Nhiều chuyên gia nhận định, các liệu pháp chữa bệnh từ thảo dược - vốn có lịch sử lâu dài với các tài liệu chi tiết về cả lý thuyết lẫn thực hành - sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều loại bệnh trong tương lai. Có nhiều lý do để tin rằng nền văn minh hiện nay sẽ tiếp tục tiến bộ trong công nghệ sinh học phân tử và chúng ta sẽ xây dựng được các sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả hơn mà vẫn duy trì sự không đồng nhất về các phân tử hoặc thành phần của chúng.

Nhiều nhà khoa học tin rằng công nghệ cũng sẽ cho phép áp dụng một số hình thức kiểm tra lâm sàng chuyên biệt theo các quy định ngặt nghèo về y tế và sử dụng phương pháp tiếp cận tiên tiến dựa trên nguy cơ để đánh giá lợi ích điều trị của chúng, giúp thảo dược dễ dàng được chấp nhận hơn.

Trong nuôi trông thủy sản việc sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh ngày càng phổ biến và đem lại hiệu quả cao, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu những thảo được mới để ứng dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản: chiết xuất tỏi, diệp hạ châu, lá bàng khô, xuyên tâm liên, măng tây, hạt trâm bầu... 

Báo KH&PT
Đăng ngày 04/05/2017
Tổng Hợp
Nguyên liệu

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:16 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 07:16 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 07:16 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:16 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 07:16 19/12/2024
Some text some message..