Tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động nhập khẩu cá tầm

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cam kết, không để những vấn đề trong thẩm quyền giải quyết tồn đọng quá lâu, gây ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.

cá tầm
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá tầm.

Rốt ráo vào cuộc

Nghe báo cáo của Cơ Quan Quản Lý CITES Việt Nam về hoạt động nhập khẩu cá tầm ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu các bên liên quan xem xét toàn bộ vấn đề và đưa ra kết luận cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đơn vị nhập khẩu lẫn đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh, không để những vấn đề trong tầm giải quyết tồn đọng quá lâu. Với riêng hoạt động nhập cá tầm, lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc dựa theo căn cứ là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Đây được xem là một bản nội địa hóa Công ước CITES, đồng thời là cơ sở pháp lý để các bên liên quan triển khai, thực hiện. “Việc gì đúng, mang lại lợi ích cho người dân thì chúng ta cần ủng hộ. Các cơ quan, đơn vị không được né tránh vấn đề. Chậm một ngày là thiệt hại một ngày", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Từ những năm 2020, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá tầm phản ánh việc cá tầm Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Theo ý kiến này, nguồn cá nhập từ Trung Quốc không chứng minh được nguồn gốc, và giá bán chỉ bằng phân nửa hoặc hai phần ba giá cá tầm trong nước.

Do khó truy xuất nguồn gốc, một số cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai. Điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong đó, CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng.

Lấy ví dụ về chuyện ốc bươu vàng trước đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho ý kiến, cần những đánh giá đầy đủ, chính xác về những cá thể lai, bởi chúng có thể xâm thực tự nhiên, phá hỏng hệ sinh thái, thậm chí gây nguy cơ dịch bệnh. Chia sẻ thêm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phân tích, cá tầm lai sẽ hưởng ưu thế lai, và phát sinh kích thước, trọng lượng nhỉnh hơn so với cá tầm thuần chủng. Quan điểm của Thứ trưởng là không cấp phép cho hoạt động nhập khẩu cá tầm lai.

tháo gỡ các vướng mắc
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá tầm. Ảnh: Đức Minh.

Triển khai 3 nhiệm vụ

Trong bối cảnh chưa có cơ quan nào tại Việt Nam đưa ra kết luận về giám định cá tầm nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chỉ rõ, giấy phép CITES cấp cho cá tầm phải là cá thể thuần chủng. 

Dưới góc độ khoa học, ông cho rằng không thể "đưa kết quả chung chung". Giải pháp được Thứ trưởng đưa ra, là kiểm soát chặt chứng chỉ lấy mẫu, tăng tần suất lấy mẫu, tăng số lượng lấy mẫu. Nếu không thể kết luận bằng giải trình tự một gen, lãnh đạo Bộ NN-PTNT yêu cầu các bên liên quan phối hợp để giải trình tự nhiều gen, đến khi "ra câu trả lời cuối cùng".

"Mỗi kết luận đưa ra phải chuẩn, phải dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Kiểm soát nhập khẩu cá tầm không chỉ là nhiệm vụ của CITES, mà còn là trách nhiệm của ngành thủy sản, ngành thú y, ngành nông nghiệp", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Chia sẻ thách thức này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu. Ngoài ra, Thứ trưởng yêu cầu CITES Việt Nam làm ngay 3 việc: Gửi tờ trình xin ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan; Tổ chức nhiều chuyên kiểm tra thực tế; Chọn đơn vị đủ khả năng giải trình, hoặc tham chiếu quốc tế để giải quyết rốt ráo vấn đề.

Bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho biết, thế giới có 27 loài cá tầm và tất cả đều được xếp vào danh mục quản lý theo Công ước CITES. Trong số này, chỉ có 2 loài thuộc Phụ lục II, còn lại là Phụ lục I (những loài bị đe dọa tuyệt chủng, và nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại).

Hiện Việt Nam chỉ cho phép nhập khẩu mẫu vật cá tầm sống từ Trung Quốc; và trứng cá tầm thụ tinh từ Đức và Nga. Trung bình hàng năm, nước ta nhập khoảng 2.500 tấn cá sống, và 20kg trứng cá. Với mẫu vật cá tầm sống, Việt Nam cho phép nhập 2 loài là cá tầm Siberi và cá tầm Nga. Trong năm 2021, CITES Việt Nam đã cấp giấy phép cho khoảng 3.000 tấn cá tầm sống nhập vào Việt Nam. 

Trước quan ngại từ Trung Quốc về vấn đề nhập khẩu cá tầm tại Việt Nam, Cơ quan CITES đã 3 lần gửi thư cho phía bạn trong vòng một tháng qua, đề nghị làm rõ chuyện cá tầm trong các trại nuôi của Trung Quốc có phải thuần chủng hay không. Tuy nhiên, đến nay CITES Việt Nam chưa nhận câu trả lời.

Song song với đó, CITES Việt Nam đã gửi thư đề nghị Ban Thư ký CITES quốc tế hỗ trợ giám định cá tầm, đồng thời phối hợp tìm các biện pháp tham chiếu, khảo nghiệm, ứng xử phù hợp. Cơ quan cũng liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh nhập khẩu cá tầm sống từ Trung Quốc để tham mưu, tư vấn kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 21/04/2022
Bảo Thắng - Đức Minh
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:18 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:18 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:18 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:18 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:18 19/04/2024