Thế giới đưa ra chiến lược để tôm sú cạnh tranh với tôm hùm?

Những năm gần đây, bên cạnh sự bùng nổ của tôm thẻ chân trắng thì tôm sú dần mất thị phần. Với mong muốn đưa con tôm sú trở lại đúng vị thế thương mại, các nhà lãnh đạo ngành sản xuất tôm trên thế giới đã cùng nhau thảo luận về tương lai của tôm sú tại Hội nghị GOAL 2019 (Ấn Độ).

Tôm sú
Tôm sú size to là chìa khóa phát triển của ngành tôm sú trong tương lai.

Các vấn đề trong ngành sản xuất tôm sú hiện nay

Nguyên nhân đầu tiên khiến tôm sú xuống dốc phải nhắc đến là nguồn giống, hiện nay ngành tôm sú đang thiếu nguồn giống sạch mầm bệnh (SPF), hầu hết các vùng nuôi tôm sú đều rơi vào tình trạng khan hiếm con giống đạt chất lượng cũng như thiếu kỹ thuật chăm sóc tôm bố mẹ. Các nhà sản xuất đều cho rằng nên tập trung phát triển về quy mô sản xuất ở trước khi triển khai chiến lược tiếp thị tôm sú đến người tiêu dùng.

Trong khi đó, các công ty thương mại lại mong muốn tìm phân khúc thị trường nhất định song song với việc phát triển sản xuất. Chiến lược thương mại trong tương lai là định vị tôm sú trở thành một mặt hàng thực phẩm cao cấp, muốn đạt được mục tiêu này người nuôi tôm sú phải tập trung phát triển size tôm và nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật nuôi để nâng cao chất lượng thịt tôm. Vị trí được kỳ vọng của tôm sú là cạnh tranh với tôm hùm, chứ không phải với tôm thẻ chân trắng và những mặt hàng tôm tương tự.

Một nhà bán lẻ ở Mỹ cho biết khách hàng không quay lại với tôm sú, hiện tại, tôm thẻ thực sự thống trị tại bán lẻ, thậm chí nhiều khách hàng còn không biết về tôm sú. Tuy nhiên một số cửa hàng khác nói rằng họ vẫn nhận được số ít đơn hàng tôm sú với yêu cầu size lớn và chất lượng thịt đảm bảo.

Tại châu Âu, ở những thị trường ngách như Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì tôm sú đạt đến size mà tôm thẻ không thể đạt sẽ được người tiêu dùng chú ý, nếu giá có thể rẻ hơn so với hiện tại thì tôm sú size to có thể chiếm được thị phần. Sau cơn sốt tôm thẻ do giá cạnh tranh, người tiêu dùng châu Âu đang quay lại với tôm sú ở phân khúc thực phẩm cao cấp.

Đối với vấn đề xuất nhập khẩu, ngoài hệ thống đánh giá chất lượng tôm thì từng thị trường khác nhau lại có thêm yêu cầu riêng, các nhà sản xuất tôm sú phải chú ý điều đó để có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp. Ví dụ Pháp và Hà Lan yêu cầu tất cả tôm phải được đóng gói theo kỹ thuật MAP (Modifided Atmosphere Packaging), kỹ thuật đóng gói thực phẩm trong bao bì với thành phần không khí đã được sửa đổi nhằm bảo quản thực phẩm được lâu hơn mà không sử dụng chất bảo quản hóa học.

Những bước đi đầu tiên cho tương lai

Tôm sú từng là mặt hàng được ưa chuộng nhất của ngành sản xuất tôm.

Ngành tôm sú phải giải quyết các vấn đề trong sản xuất trước khi những bắt đầu chiến dịch tiếp thị đến người tiêu dùng. Tóm lại, bước đi cơ bản để khởi động chiến lược phát triển ngành tôm sú là thay đổi và thiết lập lại cách thức sản xuất của ngành, từ việc đầu tiên là tập trung vào tôm bố mẹ SPF để có tôm giống khỏe mạnh, sau đó chúng ta sẽ tiến đến những vấn đề về nuôi thương phẩm, chế biến, xuất nhập khẩu và định vị hình ảnh với người tiêu dùng.

Việc thiết lập lại toàn bộ ngành nghe có vẻ phức tạp, tuy nhiên trước khi tôm thẻ chiếm lĩnh thị trường như hiện nay, tôm sú cũng đã có một thời là mặt hàng tôm được ưa chuộng nhất, điều này chứng tỏ hy vọng về việc tôm sú trỗi dậy là điều hoàn toàn khả quan – với điều kiện các nhà lãnh đạo của ngành có chiến lược phát triển đúng đắn, bài bản và nghiêm túc.

Theo The Undercurrent

Đăng ngày 15/11/2019
Thảo Nguyễn
Thế giới

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 16:28 13/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:28 13/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 16:28 13/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 16:28 13/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 16:28 13/01/2025
Some text some message..