Chất lượng thức ăn là lựa chọn hàng đầu
Giá cá tra trong năm 2015 có nhiều biến động với xu hướng giảm sâu, giá từ 24.000 đồng/kg trong tháng 1 – 2 giảm dần còn 18.500 đồng trong tháng 12. Xu hướng chọn lựa thức ăn dựa vào giá hành sản xuất được doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi tính toán rất chi ly. Hiện nay giá thành thức ăn dao động từ 15.500 đến 16.500 đồng trên 1 kg cá.
Sản lượng thức ăn cá tra từ các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn trên 1,1 triệu tấn, còn từ các nhà máy tự chế biến đạt gần 700.000 tấn. Trong các doanh nghiệp tự chế chiếm số lượng nhiều là Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Biển Đông, Gò Đàng, Cửu Long,…
Giá thức ăn cá tra trong năm 2015 có 2 đợt giảm giá trong năm với mức giảm từ 1 -3% mỗi đợt chưa thỏa mãn người nuôi tuy nhiên cũng giúp giá thành sản xuất cá tra giảm từ 500 – 600 đồng/ kg cá nuôi. Hiện giá thức ăn tới các trại nuôi dao động từ 9.700 đồng đến 10.400 đồng đối với loại 26 đạm tùy vào thương hiệu chất lượng thức ăn.
Liên kết trong chuỗi sản xuất
Năm 2015 là năm ghi nhận thành công trong chuỗi liên kết của doanh nghiệp Hùng Vương khi tạo được mắc xích liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất thức ăn, doanh nghiệp sản xuất cá tra thịt và doanh nghiệp chế biến. Với việc chi mạnh tay mua lại cá với giá cao hơn thị trường từ 1000 đến 2000 đồng/kg ghi nhận dấu ấn thành công trong liên kết chuỗi hoạt động hiệu quả của tập đoàn Hùng Vương.
Công ty thức ăn Việt thắng đang được hưởng lợi trong chuỗi liên kết với Hùng Vương khi duy trì được sản lượng trên 470.000 tấn và khách hàng đang mở rộng do hưởng chênh lệch về giá và có lợi nhuận so với các khách hàng ngoài hệ thống.
Mối liên kết giữa Cỏ May và Vĩnh Hoàn, CP, Biển Đông, Phát Triển được ghi nhận trên thương trường nhưng chưa mang lại hiệu quả cho các chuỗi liên kết này.
Trong năm 2016 doanh nghiệp nào chủ động tiêu thụ được nguồn cá thịt cho doanh nghiệp nuôi sẽ được ưa tiên lựa chọn trong liên kết làm ăn.
Thị phần các công ty sản xuất thức ăn cá tra thương mại
Xu hướng giá thức ăn trong năm 2016
Giá thức ăn trong năm 2016 sẽ biến động theo hướng giảm giá tuy nhiên mức giảm sẽ không nhiều do các doanh nghiệp duy trì mức lợi nhuận cao và phòng ngừa rũi ro thu hồi nợ. Sự giảm giá của bột đậu nành, cám gạo, bột cá, chi phí xăng dầu giúp các doanh nghiệp giảm được giá thành sản xuất trên 500 đồng/kg. Tuy nhiên xu hương tăng của lương, giá điện, premix có thể tổng hợp làm giá thức ăn ít biến động.
Các doanh nghiệp nuôi cá tra, nhà máy chế biến có vốn lớn đang lựa chọn sử dụng thức ăn dựa vào hiệu quả nuôi trồng, chất lượng thịt cá chứ không chỉ căn cứ vào giá sản phẩm thức ăn. Các loại thức ăn có hệ số FCR cao hơn 1,5 hay tỷ lệ file, mỡ cao ít được lựa chọn sử dụng. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn có xu hướng đang đầu tư mạnh về công nghệ để cải tiến chất lượng thức ăn như giảm hệ số FCR, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ file và chất lượng cơ thịt cá.
Doanh nghiệp FDI phát huy lợi thế về vốn trên thị trường
Sự tăng trưởng vốn đầu tư mạnh mẽ của tập đoàn, các doanh nghiệp như Proconco, CP, Dehus đang tấn công mạnh mẽ thị phần của doanh nghiệp trong nước. Hình thức hỗ trợ công nợ, trã tiền chậm đang thu hút các doanh nghiệp nuôi, hộ nuôi có vốn đầu tư yếu. Việc thu hồi nợ từ các hộ nuôi, doanh nghiệp nuôi cá tra đang rất khó khăn do tình hình kinh doanh thua lỗ của toàn hệ thống khách hàng nuôi cá tra.
Hiện tại chiết khấu từ các doanh nghiệp FDI cho đại lý phân phối thức ăn cá tra dao động từ 3 – 5%, dẫn đến chưa hấp dẫn cho các nhà phân phối do mức chiết khấu thấp, rũi ro nợ xấu cao. Nên xu hướng trong năm 2016 vẫn là hình thức phân phối trực tiếp đến khu nuôi, doanh nghiệp nuôi.
Sự đầu tư về công nghệ của các doanh nghiệp trong nước như Việt Thắng đang đi đầu về chất lượng, hiệu quả của thức ăn và có ưu thế thị phần trước các doanh nghiệp FDI.