Thị trấn tỷ phú bên bờ biển Tây

Cứ mỗi lần đến thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời), tôi choáng ngợp với nhịp sống nhộn nhịp, đông đúc nơi đây. Nếu tính tài sản là tàu đánh cá, ở thị trấn cửa biển bên bờ biển Tây- Nam Cà Mau này có hàng ngàn tỷ phú.

tàu cá Nghinh Ông
Đoàn tàu trong Lễ hội Nghinh Ông.

Ông Nguyễn Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc nói: “Dân số hiện nay gần 45 ngàn người, cộng với ngư dân vài ngàn tàu đánh cá trong và ngoài tỉnh cập bến thị trấn trở nên chật hẹp. Nếu tính tài sản là tàu đánh cá, thị trấn Sông Đốc có hàng ngàn tỷ phú, nhiều gia đình tỷ phú”.

Sông Đốc ngày ấy

Những ngư dân cố cựu ở thị trấn Sông Đốc kể về cửa Sông Đốc ăn thông ra biển Tây - Nam Cà Mau “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua” thuở mở đất. Cửa biển Sông Đốc có vài chục nóc gia làm nghề đóng đáy, đánh cá. Ngư dân cố cựu gọi cửa biển Sông Đốc là Cửa Rồng bởi con sông uốn khúc đua ra biển.

Thấm thoắt vậy mà đã 60 năm, cửa biển Sông Đốc chứng kiến cuộc hành trình chuyến tàu cuối cùng tập kết ra Bắc. Bà Tư Hường giờ đã 80 tuổi kể: “Vợ chồng tôi có ngôi nhà lá 3 gian. Thằng Liêm (anh Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Bí thư thị trấn Sông Đốc) vừa sinh. Ông nhà tôi là Nguyễn Tấn Biển (bí danh Huỳnh Văn Biển) ở lại hoạt động, sau này đi Đoàn tàu không số”.

Chuyện gia đình, tình cảm của bà Tư Hường như huyền thoại trong chiến tranh. Bà sinh được 3 người con. Ông Nguyễn Tấn Biển theo Đoàn tàu không số, bị bệnh phải ở lại miền Bắc. Bà Tư Hường kể: “Còn mấy ngày nữa giải phóng miền Nam, tôi nhận được tin chồng hấp hối nhưng không thể ra miền Bắc, đành ôm con, nhớ vọng chồng”.

Sau những ngày điều dưỡng trên đất Bắc, ông Nguyễn Tấn Biển bén duyên với một cán bộ phụ nữ xã ở tỉnh Hải Hưng. Chị sinh cho ông một đứa con rồi ông mất. Trong ngôi nhà xây dựng kiên cố 2 tầng lầu, bà Tư Hường nói: “Ba gian nhà lá ngày xưa bây giờ là 3 ngôi nhà cao 2 tầng, chia đều cho 3 đứa con”.

Sau ngày miền Nam giải phóng, ông Nguyễn Thanh Liêm ra Bắc thăm mộ cha, rước mẹ kế và mấy anh em ngoài Bắc vô chơi. Bà Tư Hường cười rất to: “Tôi đâu có giận gì chồng, sống xa vợ con, lại bệnh nặng. Nhờ bà ấy (bà Nguyễn Thị Vân, ở xã Toàn Thắng, huyện Kim Đông, tỉnh Hải Hưng) chăm sóc mấy năm trời. Chiến tranh mà!”.

Thị trấn tỷ phú

Thị trấn Sông Đốc có nghề biển cha truyền con nối, với đoàn tàu đánh cá hơn 1.300 chiếc, phần lớn có trọng tải lớn, công suất mạnh, có khả năng khai thác dài ngày trên biển. Ông Nguyễn Thanh Liêm nói: “Nếu tính cả trị giá con tàu đánh cá làm tài sản, thì thị trấn này có hàng ngàn tỷ phú”.

Hải sản được chế biến quy mô lớn.
Hải sản được chế biến quy mô lớn.

Gia đình vợ chồng ông Nguyễn Tấn Biểu (Tư Biểu), 64 tuổi, có 3 người con trai, gái đều theo nghề biển với 17 chiếc tàu đánh cá, sử dụng 250 bạn tàu và từng ấy người là vợ, con làm nghề vá lưới. Bà Trần Thị Dung- vợ ông Tư Biểu, nói: “Vợ chồng tôi lớn tuổi rồi, còn giữ lại 3 chiếc tàu dưỡng già. Các con tôi lớn lên, cưới vợ, gả chồng, ra làm ăn riêng là cho một chiếc tàu lớn, trị giá tiền tỷ. Rồi chúng làm ăn được, đóng tàu mới, mỗi đứa năm bảy chiếc”.

Mấy đứa con làm ăn được, mỗi chuyến biển kiếm vài trăm triệu nhưng phải lo cho con cái du học. Mấy đứa cháu nội, ngoại đều du học ở Úc từ phổ thông đến đại học. Bà Trần Thị Dung khoe

Con trai đầu lòng của ông Tư Biểu là Nguyễn Thanh Kỳ, 34 tuổi, có 8 chiếc tàu đánh cá. Con trai lớn trong gia đình, Nguyễn Thanh Kỳ học hết phổ thông, quay về cửa biển Sông Đốc theo cha lèo lái con tàu đánh cá cho đến bây giờ. Có khối tài sản lớn, Nguyễn Thanh Kỳ vẫn không chịu ngồi nhà, trực tiếp ôm vô- lăng dẫn đầu đoàn tàu khai thác biển.

Những ngày cuối năm, bà con ngư dân thị trấn Sông Đốc tất bật lo chuyến biển Tết. Chị Trần Thị Thắm cùng mẹ chồng coi sóc hàng trăm thợ vá lưới. Chị tâm sự: “Hơn 20 năm vợ chồng cưới nhau, chưa năm nào vợ chồng ăn tết chung. Chuyến biển Tết thường trúng mùa, ham lắm, sau Tết vợ chồng bù cho nhau!”.

Bà Trần Thị Dung khoe: “Mấy đứa con làm ăn được, mỗi chuyến biển kiếm vài trăm triệu nhưng phải lo cho con cái du học. Mấy đứa cháu nội, ngoại đều du học ở Úc từ phổ thông đến đại học”.

dịch vụ hậu cần
Dịch vụ hậu cần nghề cá ở Sông Đốc rất phát triển.

Người dân Sông Đốc phóng khoáng, cửa biển Sông Đốc rộng mở, cưu mang, nuôi dưỡng, cho những người làm ăn ở đây phát đạt. Tôi hỏi ông Đặng Đốc (Huế Bụng), 87 tuổi, ở khu vực 1, thị trấn Sông Đốc: “Bà con ở đây nói gia đình ông giàu nhất xứ này?”. Vẫn chất giọng người dân Quảng Ngãi: “Tôi không dám nói đâu. Nhưng bà con nói chắc có cơ sở đấy!”.

Ông Đặng Đốc nói, khi đến thị trấn Sông Đốc làm thuê gánh nước mắm bán dạo từ khi cửa biển Sông Đốc “Làm thịt một con heo, bán đến xế chiều vẫn còn thừa”. Ông nổi tiếng chịu khó làm ăn và nổi danh “đại gia hà tiện”.

Vợ chồng ông Huế Bụng sinh 4 người con trai, sau khi lập nghiệp ở cửa biển Sông Đốc. Con trai đầu là anh Đặng Thành làm chủ 3 chiếc tàu đánh cá, kinh doanh xăng dầu, nuôi tôm, cửa hàng cơ khí. Con trai thứ 2 là Đặng Tâm, Tiến sĩ y khoa, đang làm việc tại TPHCM, mua nhà ở Mỹ để cho vợ làm việc, các con học hành.

Anh Đặng Lợi là nhà sáng chế chân đất, thiết kế, lắp ráp, sửa chữa dây chuyền chế biến bột cá khắp các tỉnh ĐBSCL. Vừa thi công những công trình lớn, vừa sản xuất nhà máy bột cá, xưởng cơ khí... Con trai út là Đặng Lộc làm chủ nhà máy tái chế bọc nylon, hãng nước mắm, mua bán cá cơm...

Hỏi vốn liếng đầu tư cho gia đình, ông Huế Bụng bấm đốt ngón tay: “Cái nhà 3 tầng, xây cất hết 170 tấn gạo, mua chiếc ghe lưới là 180 tấn gạo, cái cửa hàng kim khí là 70 tấn… Tôi tính vậy quen rồi… Con cá, củ sắn, hạt lúa nuôi kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ mà. Rồi các con các cháu đi học ở Sài Gòn, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ… mới tốn kém chớ!”.

Đô thị bên bờ biển Tây

Ông Nguyễn Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc nói: “Thị trấn Sông Đốc đã được công nhận đô thị loại 4 nhưng so với các tiêu chí còn yếu, phải tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật nghề cá- an sinh xã hội. Thị trấn Sông Đốc là đô thị trọng điểm nghề cá, hậu cần nghề cá”.

Nhịp điệu cuộc sống ở thị trấn này theo từng chuyến biển. Sông Đốc có hơn 1.000 doanh nghiệp mua bán thủy sản, ngư lưới cụ, nhà máy nước đá, cửa hàng xăng dầu, kim khí điện máy, ụ đóng tàu... hoạt động nhộp nhịp quanh năm.

Cùng tôi xuống phà ngang cửa Sông Đốc, gió biển mang theo mùi tôm cá khô của thị trấn cửa biển. Ông Nguyễn Tuấn chỉ tay về phía bên kia: “Thị trấn Sông Đốc hình thành tự phát phía bờ Bắc từ lâu nay, nhưng nay tuyến đường nối bờ Nam thị trấn với Quốc lộ 1A giúp rút ngắn thời gian, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, mới là hướng lâu dài mở rộng thị trấn phía bờ Nam”.

Thị trấn Sông Đốc là một trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau, có đoàn tàu đánh cá 1.300 chiếc và hàng ngàn tàu cá hoạt động trên biển Tây- Nam ra vào. Thế mạnh khai thác thủy sản, hơn 1.000 cơ sở hoạt động hậu cần nghề cá.

Báo Tiền Phong, 27/12/2013
Đăng ngày 28/12/2013
Nguyễn Tiến Hưng
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 02:43 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 02:43 30/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 02:43 30/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 02:43 30/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 02:43 30/12/2024
Some text some message..