Thị trường hai mảnh vỏ trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ chủ yếu được bán trên thị trường ở dạng tươi sống. Với các vấn đề là hệ quả của dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, phong tỏa biên giới đã làm cản trở nhóm sản phẩm này tham gia thương mại quốc tế. So với các loại thủy sản khác thì mức cắt giảm thương mại của nhuyễn thể hai mảnh vỏ là cao nhất. Do nhu cầu thấp hơn nên năm ngoái giá đã giảm, trong khi thông thường nhuyễn thể hai mảnh vỏ là đối tượng thủy sản có giá khá ổn định.

Nhuyễn thể hai mãnh vỏ.
Nhuyễn thể hai mãnh vỏ thường bán trên thị trường với dạng tươi sống. Ảnh: Minh họa.

Vẹm

Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng nhập khẩu vẹm của thế giới giảm 18% xuống còn hơn 200.000 tấn. Pháp và Ý là những nhà nhập khẩu vẹm lớn trên thế giới, đã ghi nhận lượng nhập khẩu ít hơn 10.000 tấn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Vấn đề chính đối với thị trường vẹm là sự ngừng hoạt động do ảnh hưởng của COVID-19 ở các nước Châu Âu kéo dài trong nhiều tháng. Tiêu thụ Vẹm ở Pháp năm 2020 thấp hơn 5% so với năm trước.

Vẹm tươi rất khó làm sạch tại nhà nên người tiêu dùng không lựa chọn việc mua các loại sản phẩm này về chế biến tại nhà. Về nguyên tắc, vẹm là một sản phẩm lý tưởng cho bữa ăn sẵn. Tây Ban Nha đã giảm sản lượng vẹm vào năm 2020, do các hạn chế tại các thị trường liên quan đến COVID-19. Chile vẫn là nhà xuất khẩu vẹm hàng đầu, đang cố gắng tăng lượng hàng xuất khẩu của mình ra thị trường thế giới. Hầu hết các chuyến hàng này được chuyển đến Tây Ban Nha là nơi mà vẹm sẽ được chế biến.


Thực tế Tây Ban Nha có một nền công nghiệp chế biến vẹm rất phát triển. Các sản phẩm của ngành chế biến vẹm đã được hưởng lợi từ sự thay đổi trong cách tiêu dùng, ưu tiên tiếp thị bán lẻ các sản phẩm vẹm đóng hộp. Được hỗ trợ bởi nhu cầu tốt của lĩnh vực bán lẻ và lĩnh vực giao hàng tận nhà, ngành công nghiệp chế biến vẹm của Tây Ban Nha đã tăng trưởng trong năm 2020. Nhập khẩu vẹm vào Tây Ban Nha đã tăng từ 14.600 tấn trong 9 tháng đầu năm 2019 lên 15.740 tấn trong cùng kỳ năm 2020. Các nhà sản xuất vẹm khác ở châu Âu (như Pháp, Hà Lan và Ý) có thể học hỏi kinh nghiệm này của Tây Ban Nha, đa dạng hóa các sản phẩm vẹm (không chỉ giới hạn ở mặt hàng tươi sống) mà sản xuất các sản phẩm ăn sẵn và các sản phẩm đóng hộp.

Trong những ngày đầu tiên của năm 2021, các chuyến hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ tươi sống vận chuyển từ Scotland đến Pháp đã bị ảnh hưởng bởi các quy tắc mới sau Brexit. Các lô hàng được báo cáo là đã bị mắc kẹt tại các văn phòng hải quan, dẫn đến việc sản phẩm bị tổn thất hoặc xuống cấp.

Hàu

Sản xuất và thương mại hàu thậm chí còn bị ảnh hưởng nhiều hơn vẹm bởi đại dịch COVID-19. Các nhà hàng ở Pháp đã đóng cửa vào tháng 10 năm 2020 và vẫn đóng cửa cho đến giữa tháng 2 năm 2021. Đây rõ ràng là một tin xấu đối với các sản phẩm thủy sản phục vụ lễ hội (đặc biệt là sản phẩm hàu).


Tại Pháp, lượng mua hàu của người tiêu dùng đã giảm 7,6% trong năm 2020. Do nhu cầu trong nước thấp, các nhà sản xuất hàu của Pháp đã giảm sản lượng của họ, và hoạt động xuất khẩu theo đó cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, Pháp đã đánh mất vị trí truyền thống là nước xuất khẩu hàu hàng đầu thế giới (Trung Quốc vượt lên, trở thành. nước xuất khẩu hàu hàng đầu thế giới). Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài các vấn đề liên quan đến COVID-19, các vấn đề về dịch bệnh đối với hàu cũng đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của Pháp.

Ngao

Thương mại ngao trên thế giới ít bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát dịch bệnh COVID-19. Việc kinh doanh đối tượng thủy sản này tập trung chủ yếu ở châu Á và các thị trường chính là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã kiểm soát được virus. Kết quả là, thương mại chỉ giảm 8% trong 9 tháng đầu năm 2020. Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu ngao chính, với lượng xuất khẩu giảm trong năm 2020.


Ở Nam Âu, ngao chủ yếu được tiêu thụ trong các nhà hàng, do đó việc đóng cửa bởi COVID-19 đã ảnh hưởng đến doanh số bán ngao ở Nam Âu.

Sò điệp

Tương tự như tất cả các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác, sản xuất và kinh doanh sò điệp chịu ảnh hưởng của tình hình thị trường ảm đạm do tác động của COVID-19. Giao dịch sụt giảm 12%. Trung Quốc là quốc gia xuất nhập khẩu chính của sò điệp, cho biết buôn bán sản phẩm này đã giảm đáng kể.


Peru, là nhà cung cấp sò điệp đứng thứ hai trên thị trường thế giới, cũng ghi nhận ít sản phẩm xuất khẩu hơn. Năm 2020, giá sò điệp nhập khẩu tại thị trường Pháp giảm 17% so với năm 2019. Năm 2019 giá sò điệp đông lạnh là 15,00 USD/kg đã giảm xuống còn 12,50 USD/kg vào năm 2020. Đối với sò điệp sống, mức giảm cụ thể là 20,00 USD/kg xuống 19,00 USD/kg.

Triển vọng kém

Sau nhiều năm mở rộng tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ, năm 2020 đã chứng kiến sự sụt giảm trên tất cả các thị trường và tất cả các loài hai mảnh vỏ. Có khả năng tình hình sẽ ổn định trong năm 2021, với điều kiện chương trình vắc xin chống lại dịch bệnh COVID-19 sẽ giúp bình thường hóa và mở cửa trở lại các nhà hàng, đặc biệt là ở châu Âu, nơi chủ yếu diễn ra việc tiêu thụ nhóm thủy sản hai mảnh vỏ. Giá dự kiến sẽ phục hồi từ mức thấp hiện tại kéo dài trong suốt cả năm 2021.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã chỉ ra rằng các nhà sản xuất và kinh doanh nhuyễn thể hai mảnh vỏ phải sửa đổi ý tưởng kinh doanh của mình và đầu tư vào sản phẩm giá trị gia tăng, điều này sẽ đồng nghĩa với việc tăng cường sản phẩm giá trị gia tăng (thay vì chỉ cung cấp một nửa kệ toàn hàng đông lạnh).

Ví dụ sáng giá của Tây Ban Nha đã cho thấy: Hoàn toàn có thể sản xuất một bữa ăn sẵn ngon lành, bày bán trong các siêu thị hoặc thông qua các dịch vụ giao hàng tận nhà.

Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 09/04/2021
Ngọc Thúy ( Theo FAO)
Kinh tế

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:13 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:13 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:13 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:13 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:13 20/04/2024