Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc

Nhắc đến trí thông minh của các loài động vật sống dưới đại dương, người ta thường nghĩ tới cá heo hoặc cá voi. Tuy nhiên còn một loài sinh vật biển nữa cũng có chỉ số IQ đáng nể, đó là bạch tuộc.

Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc
Là động vật có nhận thức cao nên bạch tuộc mới có khả năng chơi đùa. Ảnh: abendzeitung

Vào năm 2016, cuộc đào tẩu của một chú bạch tuộc trong thủy cung tại New York đã làm các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.

Lợi dụng việc nhân viên quên không đóng nắp bể chứa, bạch tuộc đã tự minh leo ra khỏi bể, đi qua một căn phòng tới miệng cống đang mở, rồi tự ép mình di chuyển trong một đường ống dài 50m để trở về với đại dương.

Cuộc đào tẩu thành công của chú bạch tuộc năm đó là minh chứng cho trí thông minh tuyệt vời của loài sinh vật này.

1. Biết sử dụng công cụ

Jennifer Mather – một nhà sinh vật học tại ĐH Lethbridge, Canada đã quan sát thấy một hiện tượng khá thú vị. Để đảm bảo an toàn cho tổ của mình, bạch tuộc tự mình di chuyển các tảng đá gần đó để tạo ra một hàng rào xung quanh nơi trú ẩn, sau đó mới an tâm chìm vào giấc ngủ.


Bạch tuộc biết xây tổ bằng vỏ sò.

Điều này chứng tỏ chúng có khả năng dự đoán những khả năng trong tương lai và từ đó tự lập ra kế hoạch cho mình.

Việc chúng sử dụng đá để xây tường có thể được coi là khả năng sử dụng công cụ. Tuy nhiên, điều này vẫn còn gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đó chỉ là hành động mang tính bản năng.

Đến năm 2009, một số nhà khoa học tại bảo tàng Melbourne (Úc) đã quan sát thấy nhiều con bạch tuộc đào vỏ dừa từ dưới đáy đại dương, rồi sắp xếp và di chuyển chúng trên quãng đường dài 20m để xây chỗ trú ẩn cho mình.

Đây có vẻ như là một bằng chứng thuyết phục, hơn cho thấy rằng loài sinh vật này có thể sử dụng công cụ để phục vụ cho cuộc sống của mình.

2. Biết chơi đùa

Chỉ những loài động vật có nhận thức cao mới có khả năng chơi đùa, và có nhiều khả năng bạch tuộc thuộc một trong số đó. Jennifer Mather cùng các cộng sự của mình đã thực hiện một thí nghiệm để chứng minh điều này.

Họ đặt 8 con bạch tuộc loại lớn vào trong một bể nước, và cho chúng một vài chai lọ nhựa rỗng. Ban đầu, chúng cho những chai này lên miệng để kiểm tra xem đó có phải thức ăn không, rồi sau đó vứt đi.

Tuy nhiên, sau khi lặp đi lặp lại thí nghiệm này, 2 trong số 8 con bạch tuộc trên bắt đầu thổi các tia nước vào bên trong chai trước khi ném. Dòng nước đưa những chai nước ấy văng ngược trở lại về phía con bạch tuộc, rồi chúng lại tiếp tục chơi đùa.

3. Có cá tính riêng

Các nhà khoa học tin rằng mỗi con bạch tuộc đều mang một cá tính riêng.

Điều này cũng được chứng minh qua một thí nghiệm, trong đó người ta nhốt 44 con bạch tuộc vào một thùng chứa. Trong suốt hai tuần, mỗi ngày họ tương tác bằng cách chạm nhẹ vào chúng bằng bàn chải thí nghiệm, và cho chúng những con cua ngon cho bữa tối.


Bạch tuộc có những cảm xúc và hành động khác nhau dựa theo tính cách của từng cá thể. Ảnh: Wetpixel.com

Kết quả là có tới 19 phản ứng khác nhau được ghi nhận. Có con phản ứng một cách bị động, nhưng cũng có con chủ động và tò mò hơn. Điều này chứng tỏ bạch tuộc có những cảm xúc và hành động khác nhau dựa theo tính cách của từng cá thể.

Các nhà nghiên cứu thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng bạch tuộc còn di truyền lại tính cách của chúng cho thế hệ sau.

4. Bậc thầy ngụy trang


Ảnh: National Geographic Kids

Một số loài bạch tuộc còn có thể thay đổi màu sắc, hình dáng, và thậm chí cả chuyển động để đánh lừa những kẻ săn mồi. Nghiên cứu cho thấy chúng có thể bắt chước ít nhất 15 loài khác nhau.

5. Biết tư duy giải quyết vấn đề

Bạch tuộc có thể tự nghĩ ra những phương pháp khác nhau để đạt được mục đích, và nếu cách này thất bại thì chúng sẽ áp dụng một kế hoạch khác. Điều này trở thành một lợi thế rất lớn mỗi khi chúng đi săn mồi.

6. Biết ghi nhớ và học hỏi


Bạch tuộc có khả năng ghi nhớ đường đi và áp dụng chúng vào những hoàn cảnh cần thiết. Ảnh: Mother Nature Network

Trong một thí nghiệm nhỏ, người ta đặt hai con bạch tuộc vào một mê cung. Sau 5 lần tìm đường thoát ra, những con bạch tuộc có thể dễ dàng vượt qua mê cung mà không gặp bất cứ trở ngại gì.

Điều này cho thấy chúng có khả năng ghi nhớ đường đi và áp dụng chúng vào những hoàn cảnh cần thiết.

7. Bộ não bạch tuộc có nhiều điểm chung với con người

Cấu tạo bộ não của bạch tuộc cũng khá phức tạp. Chúng có tầm nhìn tương tự con người khi hai mắt bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Đặc điểm này thường thấy ở những sinh vật cao cấp mà hai nửa não bộ đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Nó cũng có liên quan và bổ trợ cho chức năng ngôn ngữ.


Bạch tuộc cũng lưu trữ kí ức theo cách tương tự như con người. Ảnh: The Daily Edge

Chúng cũng lưu trữ kí ức theo cách tương tự như con người, do vậy kí ức tồn tại lâu hơn và sự liên kết giữa các tế bào não cũng được tăng cường.

Hơn 1 nửa trong số 500 triệu tế bào thần kinh của bạch tuộc nằm trong các chân của nó. Điều này có nghĩa là 8 chân có thể hành động độc lập hoặc phối hợp với nhau dễ dàng.

Nói cách khác, không giống con người sử dụng não bộ làm trung khu thần kinh, thì trí thông minh của bạch tuộc được chia nhỏ trên một mạng lưới rộng hơn gần giống như Internet.

Zing/ Helino
Đăng ngày 11/10/2018
Hà Thu
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 04:49 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 04:49 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 04:49 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 04:49 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:49 20/11/2024
Some text some message..