Thiết kế hệ thống tự động đếm và cân cá ngừ vây xanh

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Valencia và Viện Hải dương học Tây Ban Nha (IEO) đã xây dựng một hệ thống tự động đánh giá sinh khối và đếm số cá ngừ vây xanh được khai thác để góp phần bảo vệ loài này.

Thiết kế hệ thống tự động đếm và cân cá ngừ vây xanh
Hình: Hoạt động của hệ thống đếm cá ngừ (Nguồn: IEO)

Hệ thống được thiết kế trong khuôn khổ dự án BIACOP của Châu Âu, kết hợp các hệ thống đo âm thanh để đếm và hình ảnh lập thể để có được các kích thước 3D của cá ngừ. Và theo IEO, hiện tại thì biên độ sai số về sinh khối của các hệ thống tính toán về hạn ngạch đánh bắt được thiết lập bởi Ủy ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (the International Commission for the Conservation of Atlantic Tunas - ICCAT) đã giảm xuống 20%.

Gabriela Andreu, một nhà nghiên cứu, giải thích: “Ý tưởng là chỉ đánh bắt và chuyển sang các lồng nuôi vỗ béo theo số lượng của các mẫu cá ngừ vây xanh được cho phép”.

Cho đến nay, việc đếm cá ngừ khi chuyển từ lồng nhốt sang lồng nuôi vỗ béo được thực hiện bởi một người điều khiển bằng phần mềm cơ bản và bằng tay. Andreu cho biết thêm: “Điều này làm cho biên độ sai số cao hơn và việc đánh giá quá cao được thực hiện nhiều lần, đặc biệt là do những tình huống mà người vận hành không có được những hình ảnh rõ ràng.

Trong khuôn khổ của dự án BIACOP, một hệ thống đo đạc sinh khối đã được xây dựng để chuyển giữa các lồng cá ngừ vây xanh. Hệ thống này sử dụng kỹ thuật âm thanh và quang học. Nó được dựa trên một hệ thống đồng bộ của máy quay video và máy dò tiếng âm vang chính xác. Dự án được phối hợp bởi giám đốc Trung tâm Hải dương học Murcia của IEO và được tài trợ bởi Chương trình kiểm soát của EU về hoạt động đánh bắt.

Giám đốc Trung tâm Hải dương học Murcia, Fernando de la Gandara, cho biết: “Các kết quả thu được có thể góp phần đáng kể cho việc phục hồi quần thể và tính bền vững của nghề cá liên quan đến loài điển hình này, loài đã cung cấp thực phẩm cho cư dân Địa Trung Hải trong hàng triệu năm”.

Để thực hiện các phép đo, một cơ sở đã được xây dựng bằng vật liệu tương tự như của các trang trại biển, được lắp đặt giữa hai lồng. Trong quá trình chuyển cá ngừ, hệ thống đo lường của các camera lập thể được phát triển bởi Viện Ai2-UPV đã quay phim cá, ghi lại kích thước 3D. Lần lượt, một hệ thống màn âm thanh dựa trên máy dò tiếng âm vang chính xác và một bộ chuyển đổi siêu âm thu thập thông tin từ những tiếng vang của cá tạo thuận lợi cho việc đếm.

Với kết quả thu được, phần mềm đã được phát triển và bằng cách kết hợp dữ liệu âm thanh và thị giác, kết quả được tính với tỷ lệ thành công 95% và ước lượng sinh khối chính xác hơn nhiều so với các phép đo truyền thống.

Andreu cho biết thêm: “Dự án BIACOP đã làm cho quy trình tính toán hoàn toàn tự động. Ý định là hệ thống được công nhận và bắt buộc, và tất cả các quốc gia đều sử dụng các tiêu chuẩn như nhau để đảm bảo sự bền vững của các loài cá ngừ này”.

Theo Fis.com
Đăng ngày 10/05/2017
CTV ĐÀO MINH Lược dịch
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:02 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:02 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:02 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:02 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:02 29/01/2025
Some text some message..