Thiếu cá nhưng người nuôi cá cần thận trọng

Thông tin cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu khan hiếm từ này đến cuối năm, thậm chí đến hết quí 1 năm tới được xem là tín hiệu tốt, kích thích người nuôi quay trở lại nghề, tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều nhà chuyên môn rằng không nên ồ ạt nuôi lại trong lúc này.

fi le ca tra
Doanh nghiệp chế biến cá tra tạm ngưng hoạt động chỉ là hiện tượng cục bộ do cá nguyên liệu tự nuôi của công ty thiếu hụt. Trong ảnh là công nhân Công ty Việt An (An Giang) đang chế biến cá tra xuất khẩu - Ảnh Lê Hoàng Vũ

 Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trên lý thuyết nói thiếu và khan hiếm cá tra nguyên liệu nhưng thật sự muốn phân tích, đánh giá đúng phải nắm được con số chính xác dưới ao còn bao nhiêu mới khẳng định được, tuy nhiên, làm được điều này rất khó.

“Số liệu thống kê cá nguyên liệu ở các địa phương hiện không có được những con số dự báo chính xác, chẳng hạn báo cáo nói con cá dưới ao là 0,5 kí lô gam/con nhưng thực tế dưới ao đã 0,6 - 0,7 kí lô gam/con rồi hay nói diện tích hiện là 10.000 héc ta nhưng thực tế chỉ có vài trăm héc ta thôi, rất khó nắm bắt chính xác được”, ông Hòe cho biết.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, tính đến ngày 5-11, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh đạt gần 1.680 héc ta, đã thu hoạch được trên 902 héc ta với sản lượng trên 331.790 tấn. Như vậy, căn cứ vào diện tích đã thu hoạch so với diện tích thả nuôi thì Đồng Tháp còn khoảng 780 héc ta diện tích nuôi chưa thu hoạch, một con số rất lớn.

Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, thành viên Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA), những năm trước, người nuôi cá tra cũng đã nhiều lần “ôm” nợ do ồ ạt thả nuôi cá tra khi có thông tin cá nguyên liệu khan hiếm, giá bán tăng.

“Tôi nghĩ, trong giai đoạn hiện nay bà con nuôi cá phải hết sức thận trọng khi quyết định tái đầu tư trở lại vì tình hình xuất khẩu còn nhiều khó khăn”, ông nói.

Ngưng vì cá của công ty hết

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đóng cửa do nguồn cá nguyên liệu đã cạn kiệt, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Vasep và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương, cho biết hiện cá tra nguyên liệu không phải hết mà chỉ thiếu cá đạt size (kích cỡ đạt để chế biến xuất khẩu-PV) để chế biến, xuất khẩu.

“Cái ngưng của Hùng Vương (Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương- PV) chỉ là ngưng cục bộ trong thời gian khoảng một tháng thôi (trong tháng 11), hiện chúng tôi vẫn duy trì sản xuất 50% trên tổng công suất thiết kế của nhà máy là 1.000 tấn/ngày vì cá nuôi của công ty lớn không kịp”, ông Minh lý giải việc tạm ngưng hoạt động một số nhà máy của mình.

Ông Trương Đình Hòe cho biết: “Hiện nay một số thông tin nói rằng cá nguyên liệu sắp hết nhưng cũng có một số thông tin cho biết cá vẫn còn, cho nên, để đánh giá được tình hình hiện nay rất khó, cần phải khảo sát, phân tích kỹ hơn mới có cái đánh giá chính xác hơn”.

Theo ông Nguyên, dù nguồn cá nguyên liệu có sụt giảm thật nhưng thông tin nói khan hiếm cá để phục vụ cho chế biến, xuất khẩu thiếu thì cần phải xem lại.

“Cá nguyên liệu hết, có thể có nhưng đó là cá do chính doanh nghiệp nuôi thôi, chứ cá trong dân hiện vẫn còn”, ông Nguyên cho biết.

“Hiện nay không chỉ nông dân đang giảm nuôi do thắt chặt tín dụng mà phía doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn. Phần lớn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong những tháng đầu năm nay do doanh nghiệp tự nuôi nhưng hiện một số doanh nghiệp đang thiếu vốn nên có khó khăn”, ông Minh cho biết.

Ý kiến đánh giá của một số nhà chuyên môn, cho biết câu chuyên thiếu nguyên liệu dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp chế biến cá tra phải đóng của thật ra chỉ là hiện tượng cục bộ do cá nguyên liệu của công ty chưa đạt “size”, trong khi đó, doanh nghiệp lại thiếu vốn để mua cá trong dân.

Giá xuất khẩu cá tra tăng

Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết so với thời điểm tháng 9 - 10, hiện giá xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng bình quân 20 cent/kí lô gam, tức tăng 3.600 đồng/kí lô gam.

Theo ông Minh, lý do giá xuất khẩu tăng ngoài việc nguyên liệu trong nước thiếu hụt, thì các mặt hàng như thịt, cá rô phi… tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị ở nước nhập khẩu đã tăng trở lại.

Theo TBKTSG
Đăng ngày 22/11/2012
Trung Chánh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:54 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:54 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:54 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:54 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:54 15/11/2024
Some text some message..