Thiếu nguồn nguyên liệu - làng nghề chế biến hải sản gặp khó

Dịp Tết năm nay, làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long trầm lắng, hoạt động cầm chừng vì nguồn nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ.

co so che bien ca
Các cơ sở giảm số lượng thu mua và chế biến do giá nguyên liệu tăng cao.

Hàng năm vào những ngày giáp tết, các làng nghề chế biến cá khô của tỉnh Trà Vinh rất nhộn nhịp, nhà nhà tất bật phơi khô, đóng gói, chuyển hàng đến nơi tiêu thụ. Thế nhưng năm nay, làng nghề trầm lắng vì nguồn nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ.

Chị Nguyễn Thị Đây ở Khóm 1, Thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang cho biết, hơn 10năm nay, cơ sở chế biến cá khô của chị lúc nào cũng có nhân công từ 5 - 6 người làm việc. Trong thời điểm giáp tết, nhân công thường tăng lên từ 6 - 10 người, đôi lúc còn làm không hết việc.

Tuy nhiên, bước vào mùa gió Chướng năm nay, nguồn nguyên liệu từ biển rất khan hiếm, trong khi các loại khô phục vụ tết như cá lóc, cá kèo, sặc rằn… giá quá cao nên không giám đầu tư mua nhiều sợ bị lỗ.

“Giáp tết năm nay gia đình làm ít vì không có nguyên liệu, hoặc có thì giá nguyên liệu cũng quá cao. Còn các loại sản phẩm phục vụ tết như các kèo, cá lò tho, cá ló giá cũng quá cao, chế biến không có lãi nên gia đình cũng không dám làm, phải có người đặt hàng mới làm, không làm ồ ạt sẽ rất dễ bị lỗ”, chị Đây chia sẻ.

Nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá cao đã buộc các cơ sở giảm số lượng thu mua và chế biến. Nếu như trước đây vào thời điểm này, mỗi cơ sở của làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long trung bình làm từ 500 - 800kg cá khô các loại, hiên nay chỉ còn mỗi cơ sở chỉ làm 100 – 200kg. Theo đó, không chỉ thu nhập của cơ sở bị giảm mà cả người lao động cũng chỉ còn 2 – 2,5 triệu đồng/tháng thay vì từ 3 - 5 triệu đồng vào mùa tết trước đây.

Chị Đỗ Thị Kim Oanh, người có hơn 20 năm sống bằng nghề làm thuê đánh vẩy cá khô cho biết, mùa gió Chướng nhiều tàu thuyền khó đánh bắt gây nên khan hiếm nguồn nguyên liệu nên nhiều khi nhân công thiếu việc làm. Tuy vậy, đã gắn bó với công việc này từ nhiều năm nên chị cũng không thể bỏ được công việc này.

Làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long đã tồn tại cách đây hơn 40 năm, với lợi thế về ngư trường rộng lớn cộng với lực lượng đánh bắt gần 90 chiếc tàu lớn nhỏ. Tuy nhiên những năm gần đây, bến cá của làng nghề này đã bị bồi lắng nghiêm trọng, các tàu cá lớn không vào được. Cách đây 5 năm, tỉnh có chủ xây dựng Khu tránh trú bão kết hợp cảng cá Vàm Lầu, cách làng nghề hơn 2km nhưng khởi động xong rồi để đó.

cảng cá Vàm Lầu
Khu tránh trú bão kết hợp cảng cá Vàm Lầu khởi động từ 2 năm nay giờ vẫn nguyên trạng.

Để có nguyên liệu phục vụ sản xuất, các cơ sở chế biến cá khô Mỹ Long phải mua từ nơi rất xa, chi phí vận chuyển đội lên, trong khi chất lượng cũng như số lượng lại không đảm bảo. Năm 2015, Làng nghề có 206 cơ sở sản xuất với trên 500 hộ tham gia, thế nhưng mùa tết năm nay chỉ còn hơn trăm cơ sở sản xuất theo kiểu cầm chừng.

Ông Nguyễn Văn Đàn, chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang cho biết, để làng nghề được duy trì được việc làm và tiếp tục phát triển, cấp trên cần sớm hoàn thành khu neo đậu Vàm Lầu.

“Tại thị trấn Mỹ Long không có cảng cá, chủ yếu nghe cập bến ở cảng Láng Chim hoặc Long Hữu, huyện Duyên Hải do đó chi phí vận chuyển của các cơ sở chế biến rất tốn kém. Thị trấn cũng đề nghị cấp trên hỗ trợ ngư dân và các hộ sản xuất giải quyết vay vốn để bà con phát triển làng nghề”, ông Đàn đề xuất.

Để Làng nghề khai thác, chế biến thủy sản Mỹ Long tiếp tục duy trì, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, chính quyền địa phương cần sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng, hỗ trợ vốn mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản xuất. Có như thế mới đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại để làng nghề tiếp tục phát triển./.

VOV, 13/02/2016
Đăng ngày 15/02/2016
Sa Oanh/VOV - ĐBSCL
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:51 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:51 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:51 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:51 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:51 27/11/2024
Some text some message..