Thợ săn cuối cùng trên đỉnh Thiên Cấm Sơn

Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, An Giang), ngọn núi từ bao đời nay luôn khoác trên mình vô vàn điều bí ẩn, là lãnh địa bất khả xâm phạm của các loài mãnh thú đã đi vào huyền thoại rừng xanh. Núi Cấm từ lâu đã vắng dấu chân thợ săn, rừng xanh không còn chứng kiến những trận “huyết chiến” với trăn khổng lồ, rắn hổ mây, lợn ba móng và hàng trăm thú dữ. Bí ẩn về núi Cấm chỉ được bóc tách lớp vỏ bọc phía bên ngoài qua những “cò” dẫn khách hay những bà bán buôn lề đường. Tôi mường tượng và hoài nghi về những câu chuyện cửa miệng ngoài bìa rừng, tôi quyết định đi tìm người thợ săn từng chạm trán và “tử chiến” với mãnh thú trên núi Cấm năm xưa.

thợ săn
Thợ săn Ba Thành.

“Thiện xạ” trên đỉnh núi thiêng

Võ Văn Thành (Ba Thành) “gác súng” mấy chục năm rồi, ông quay về ở ẩn và sống khép mình với tất cả mọi người, không màng thế sự. Tìm được Ba Thành là một vận may lớn với chúng tôi, bởi lẽ, những thợ săn từng hạ thủ hàng trăm thú dữ, từng in dấu chân mình trên núi Cấm khi quay về đều chọn cho mình một nơi nào đó thật heo hút để sống, hầu hết họ đều có cuộc sống khó khăn, đói khổ bởi lời nguyền của “chúa núi”.

Ba Thành cười hề hà, hàm răng rơi rụng đi nhiều cái, nhưng vẻ phong trần vẫn rắn chắc vào từng thớ thịt và nước da ngăm đen của người thợ săn năm nào. Ngôi nhà ông lụp xụp, tối tăm nằm ẩn sau những dãy thốt nốt xanh rì tại ấp An Hòa (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang). Từ nhà ông, dễ dàng phóng tầm mắt về hướng núi Cấm, những khi nhớ rừng, ông thường đu mình trên cánh võng, nhìn trân trối về phía đó. Quá khứ oai hùng hiện về, ông nhớ rõ từng con thú rừng bị khuất phục dưới họng súng “bách phát bách trúng” của người lính trinh sát kiêm thợ săn thiện xạ Ba Thành.

Nhờ ngón nghề “bóp cò” chuẩn xác và chiến tích hạ thủ thú hoang mà Ba Thành là một trong số ít thanh niên được tuyển chọn làm lính trinh sát bắn tỉa của Tiểu đoàn 5012 đóng tại vùng Bảy Núi. Ba Thành biết tận dụng tối đa từng viên đạn, kẻ thù nghe danh “anh Ba Bảy Núi” thì “hồn bay phách lạc”. Chúng điên cuồng trao giải thưởng hậu hĩnh cho ai hạ thủ được Ba Thành, chúng hèn hạ bắt người mẹ nuôi của ông bêu rếu ngoài đường rồi mổ bụng treo cổ bà một cách man rợ nhằm “dằn mặt” Ba Thành.

Nung nấu chí căm thù từng ngày, Ba Thành kỳ công luyện bắn súng. Thời cơ đã đến. Vào một ngày của năm 1960, hay tin tên Quận trưởng Chi Lăng cùng thuộc hạ đi tuần qua vùng Bảy Núi bằng xe Jeep, Ba Thành một mình đón lõng phục kích. Chỉ hai viên đạn, người lính trinh sát đã triệt hạ tại chỗ tên Tổng đoàn trưởng, còn tên Quận trưởng đi cùng gãy lìa cánh tay. Bọn binh sĩ nháo nhào bỏ chạy.

Núi Cấm ngày đó thú hoang nhiều vô kể, chưa kể những mãnh thú khổng lồ tu luyện hàng trăm năm có trọng lượng hàng tấn. Nhưng không một ai dám bén mảng vào rừng vì sợ thú ăn thịt. Với bản tính thích khám phá, ưa mạo hiểm lại tự tin ở khả năng “thiện xạ” của mình, Ba Thành vác súng lên núi Cấm một mình. Mỗi lần xuống núi, ông lại khệ nệ xách vài ba con thú hoang cho đồng đội cải thiện bữa ăn. Có lần, bắn được con trăn khổng lồ, ông phải huy động thêm người khiêng xuống núi. Trí nhớ vẹn nguyên như thuở nào, Ba Thành vung tay, múa chân kể lại những chuyến đi săn để đời của mình: “Săn được thú cỡ vài chục cân là chuyện thường ngày, lúc nào cũng có. Một hôm, tôi đang phát gai dọn đường thì nghe tiếng gió thổi xào xạc, tiếng cành cây va vào nhau lập cập. Tôi ngước lên thấy nguyên một con hổ mây to như cây cột điện, nằm vắt vẻo từ cành cây này sang cành cây kia. Tiếng thở của nó như nhịp trống. Cái đầu của nó đang trong tư thế trườn xuống đất. Tôi lấy lại bình tĩnh, nhón chân khẽ khàng luồn ra phía sau của nó, rồi từ từ rút về theo hướng khác. Hổ mây to quá, tôi không dám manh động, với lại, theo như lời truyền khẩu của các bậc cao nhân đi trước thì loài rắn to như thế ắt không phải rắn tầm thường. Con người nên tránh xa nó”.

“Huyết chiến” với lợn ba chân

Núi Cấm vô vàn điều bí ẩn cùng sự bất trắc khôn lường. Tương truyền rằng, nhiều loài thú đã tu luyện “thành tinh” vẫn sống tiềm tàng trong các hang động trên núi, và không phải người thợ săn nào cũng “dĩ hòa vi quý” với mãnh thú. Nhưng, không thể chôn chân để nó tấn công rồi bỏ mạng chốn rừng xanh. Đời đi săn của Ba Thành không bao giờ quên trận tỉ thí sống còn với lợn ba chân.
 

núi cấm
Một góc của núi Cấm nhìn từ xa.

Lợn ba chân hoành hành tung tác trên núi Cấm nhiều năm, nó chính là “hung thủ” gây ra hàng loạt vụ phá hoại hoa màu của bà con canh tác ngoài bìa rừng. Chưa ai giáp mặt để mô tả hình hài của nó, người ta chỉ biết nó là loại lợn chỉ có ba chân. Nhận dạng trên dựa vào ba móng chân nhọn hoắm, hằn sâu xuống nền đất, nó để lại những vùng đất dũi tanh bành, nham nhở. Uất ức vì lợn phá nát nương sắn chuẩn bị thu hoạch của gia đình, ông Cao Nhân lần theo dấu chân và vết phân của lợn tới bìa rừng, nghe thấy tiếng ụt ịt tanh tưởi, ông Nhân nhòm vào thì thấy lợn ba chân đang nhai ngấu nghiến một con bò. Hoảng quá, ông ta ba chân bốn cẳng phóng như lao về nhà, lập bập kể lại với dân làng. Lợn ba chân hoành hành ngang dọc, thoắt ẩn thoắt hiện gây hoang mang, sợ hãi cho dân làng vùng Bảy Núi, đặc biệt nhà nào có hoa màu trồng ngoài rừng cứ nơm nớp không yên.

Nhận định lợn ba móng có khả năng vồ được cả con bò mộng thì nó đã “thành tinh”, tu luyện hàng trăm năm trên núi. Đời thợ săn chưa hề khuất phục một con thú nào, chẳng lẽ lại để con lợn hoang ám ảnh dân làng. Nghĩ là làm, Ba Thành cầm súng lủi vào rừng tìm “đối thủ” lợn ba chân để sống mái với nó. Men theo vết móng còn ướt từ nương sắn vào một khe suối thì tự nhiên mất dấu, đánh mũi ngửi mùi nước đái thấy khai nồng nặc, Ba Thành đoán chắc, lợn ba chân chỉ quanh quẩn ở đây. Tay nắm chắc thế súng đã lên nòng, Ba Thành co mình, nhón chân thật khẽ thủ thế. Bỗng, từ phía sau tiếng ầm ào xé cây nhào tới, chưa kịp quay lại nhìn xem đó là con gì nhưng linh tính mách bảo, Ba Thành nhanh như cắt lao người sang một bên. Bị hẫng con mồi, lợn ba chân gầm gừ quay lại, mắt long sòng sọc nhìn con mồi.

Mặt đối mặt, Ba Thành kịp nhận ra đối thủ của mình đích thị là lợn ba chân. Hai mắt nó xanh lè, con ngươi vằn máu, da nó xám đen, mõm thì vừa dài vừa bạnh, lông mép xồm xoàm. Ba Thành siết cò, một đầu đạn bay trúng bụng đối thủ. Bị dính một viên đạn dường như không thấm vào đâu với lợn ba chân. Theo nhìn nhận của thợ săn Ba Thành, tuy chỉ có ba chân nhưng nó vô cùng lanh lẹ, da của nó được mài dày bằng nhựa cây rất nhiều năm nên trúng đạn không ảnh hưởng gì. Lợn ba chân rất hung dữ, không ai biết vì sao nó chỉ có ba chân, Ba Thành đoán rằng có thể do cuộc “tàn sát” giữa các loài thú dữ hoặc do bị trúng bẫy của thợ săn.

Bị đối thủ phản lại, lợn ba chân lấy thế chồm lên vồ trúng con mồi nhưng không may cho nó, Ba Thành đoán được hướng, vừa lúc nó bổ tới thì ông cúi rạp xuống, xoay súng nã một phát vào lưng lợn ba chân. Vẫn không hề hấn gì, lợn ba chân ụt ịt nghiến răng kèn kẹn, chân nó xới tung rễ cây tạo thế tiếp tục lao vào đối thủ. Bắn hai viên đạn không có tác dụng, Ba Thành toát hết mồ hôi, áo ông rách tả tơi, máu be bét bên ngoài. Cứ thế này, chẳng mấy chốc lợn ba chân vờn cho kiệt sức, Ba Thành đã nghĩ đến cái chết. Suy nghĩ chạy thoáng trong đầu, bây giờ phải ngắm làm sao trúng mắt hoặc tai nó may ra mới xoay ngược tình thế. Với sức vóc giữa người và con lợn “thành tinh” thì không thể đấu vật nổi. Lợn ba chân quần nát bét hàng loạt cây rừng nhằm dọn sân chơi thoáng đãng cho trận chiến. Thợ săn Ba Thành, tay ôm chắc khẩu AK47 đã lên nòng, bắn xối xả vào người lợn ba chân. Nó vẫn đứng trơ trơ như đá, mỗi viên đạn nổ xong, nó nhe nanh gầm hú rồi lại lao vào vồ người thợ săn. Trận chiến diễn ra trong khu rừng thầm u, lạnh lẽo không một loài thú nào dám bén mảng.

Một người một lợn quần nhau mấy tiếng đồng hồ vẫn chưa phân thắng bại. Lợn ba chân thấy vẻ kiên cường của người thợ săn, hàng chục cú vồ mồi của nó bị né tránh và phản lại bằng tràng đạn khô đanh. Trận đấu chỉ kết thúc khi lợn ba chân quay đầu, phi thẳng vào rừng. Ba Thành không thể hiểu nổi tại sao nó lại bỏ đi, không tiếp tục đấu nữa, nếu cứ tiếp tục rất có thể người thất bại chính là ông. Bởi ông đã bắn tổng cộng 23 viên đạn mà lợn ba chân không hề bị thương.

Sau trận chiến để đời trên núi Cấm, Ba Thành vẫn tiếp tục đi săn. Ông muốn gặp lại lợn ba chân một lần nữa để “phục chiến”, nhưng đối thủ của ông đã ẩn danh không còn thấy xuất hiện ở khu vực núi Cấm.

Săn thú rừng là niềm đam mê máu thịt của Ba Thành, bàn tay ông đã hạ sát không biết bao nhiêu thú hoang chốn rừng thiêng. Một ngày đẹp trời, Ba Thành xách súng vào rừng, niềm hứng khởi giúp ông nhanh chóng bắt gặp đôi tình nhân khỉ đang âu yếm nhau trên ngọn cây. Ba Thành ngắm một phát, một viên đạn xuyên bụng con khỉ cái, viên kia trúng đầu khỉ đực. Chúng ôm nhau rơi xuống đất chết tức tưởi. Nhìn cảnh tượng ấy, người thợ săn khụy xuống, nước mắt ông trào ra. Ba Thành lặng lẽ quay đầu ra khỏi rừng và từ đó ông thề không bao giờ cầm súng đi săn nữa.

Lời nguyền “chúa núi”

Ngày Ba Thành “gác súng” vẫn chưa có luật cấm săn bắt thú rừng, nhiều người nuối tiếc và khuyên Ba Thành quay lại với rừng để chinh phục thú hoang nhưng ông cương quyết từ bỏ. Kể về thời “hoàng kim” chinh phục mãnh thú trên Thiên Cấm Sơn, người thợ săn 82 tuổi ấy lấp lánh niềm tự hào và hãnh diện. Nhưng rồi đột nhiên, ông chùng xuống, khóe mắt rớm lệ, ông nghẹn ngào: “Người ta tung hô tôi là chiến binh số một, là khắc tinh của các loài thú dữ nhưng chẳng ai hiểu được nỗi khổ của tôi. Hằng đêm, tôi luôn bị ám ảnh bởi cái chết của những con thú. Tôi nhớ rừng da diết nhưng không dám quay lại”.

Báo Công An Nhân Dân, 23/01/2014
Đăng ngày 25/01/2014
Ngọc Thiện
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 02:27 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 02:27 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 02:27 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 02:27 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 02:27 20/05/2024