Thời tiết thất thường: gần 9250 ha nuôi tôm ở Cà Mau bị bệnh

Từ đầu năm đến nay, nhiều diện tích nuôi tôm ở Cà Mau bị nhiễm bệnh; trong đó, có hơn 250 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp và hơn 9.000 ha diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại về năng suất từ 30 - 70%.

Thời tiết thất thường: gần 9250 ha nuôi tôm ở Cà Mau bị bệnh
Tôm nuôi nhiễm bệnh do thời tiết diễn biến thất thường. Ảnh minh họa

Trước tình hình tôm nuôi bị nhiễm bệnh do ảnh hưởng thời tiết, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu ngành chức năng tỉnh tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên tuyền, khuyến cáo nhân dân chủ động ứng phó với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp; lựa chọn những mô hình nuôi cho phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu như: nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm kết hợp với trồng một vụ lúa….

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến của thời tiết để qua đó kịp thời bố trí sản xuất cũng như khuyến cáo người dân thả tôm giống theo đúng lịch thời vụ.

Trước khi thực hiện khâu thả tôm giống, người dân cần làm tốt quy trình cải tạo ao nuôi, xử lý môi trường nước, chọn tôm giống đảm bảo chất lượng, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn tăng cường giám sát, hỗ trợ hóa chất xử lý về môi trường, hướng dẫn cho người dân về biện pháp chăm sóc, phòng bệnh hiệu quả trên tôm nuôi.

Từ đầu năm đến nay, nhiều diện tích nuôi tôm ở Cà Mau bị nhiễm bệnh; trong đó, có hơn 250 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp và hơn 9.000 ha diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại về năng suất từ 30 - 70%.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, nguyên nhân khiến nhiều diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh gây thiệt hại là do thời tiết thay đổi, môi trường tác động như mưa nhiều, có thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột làm nhiệt độ môi trường ao nuôi biến động lớn, độ mặn giảm.

Thời gian gần đây, giá tôm sú và thẻ chân trắng ở Cà Mau liên tục tăng theo hướng có lợi cho người nuôi. Do vậy, các hộ dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nhiều vốn luyến cải tạo ao nuôi, đẩy nhanh tiến độ thả con giống.

Đến nay, toàn tỉnh hiện có diện tích ao nuôi tôm công nghiệp đạt hơn 9.500 ha, diện tích đang thả nuôi đạt tỷ lệ khoảng 50%; diện tích ao nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt hơn 98.000 ha, diện tích đang thả nuôi đạt tỷ lệ khoảng 97%.

TTXVN
Đăng ngày 19/09/2017
Kim Há
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:29 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:29 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:29 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 14:29 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 14:29 20/12/2024
Some text some message..