Thông tin bất ngờ về cá Mặt trăng "khủng"

Với hình dạng độc đáo và ít gặp, cá Mặt trăng đang là hiện vật qúy và hấp dẫn trong các bảo tàng động vật biển.

cá mặt trăng
Cận cảnh con cá mặt trăng quý hiếm. Ảnh Infornet

Tối 31/7/2013, tàu của ngư dân Trần Xuân Thành, trú xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu, Nghệ An) trong lúc đi đánh cá bằng lưới vây ở vịnh Bắc Bộ, cách bờ khoảng 140 hải lý, thì kéo được con cá to. Khi đưa lên tàu, họ phát hiện đó là cá mặt trăng dài gần 2 m, rộng tính cả hai vi là 2,3 m, cân được 400 kg. Đây được coi là con cá lớn nhất từ trước đến nay.

Trước đó ngày 24/4/2010 một ngư dân xã Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu) cũng đã đánh được con cá Mặt trăng nặng 30kg. Sau đó, anh Chiến cũng đã mua và tặng lại cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Hồi tháng 4/2012, anh Hồ Văn Đoàn (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã bắt được con cá Mặt trăng nặng 15kg, dài khoảng 50cm, mình dẹt, bản tròn, đuôi ngắn, không có vảy; mang, mắt, miệng đều rất nhỏ và hai vây ở phần lưng, bụng lại khá dài (khoảng 20cm).

Tháng 9/2012, trong quá trình đánh bắt hải sản ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, cách bờ hơn 100 hải lý, ngư dân ở thôn Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An lại phát hiện một con cá khổng lồ, nặng khoảng trên 3 tạ, có hình thù đặc biệt. Cùng ngày, tàu cá của Ông Nguyễn Tiến Thành (trú tại thôn Phú Liên, xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An) cũng đã bắt được một con cá Mặt trăng khác có kích thước bé hơn.

Một số thông tin về cá Mặt trăng trong sách đỏ Việt Nam

Sách đỏ Việt Nam, trang 322, ghi rõ: Cá Mặt trăng thuộc loại động vật rất quý hiếm. Nó có thân hình bầu dục tròn, rất dẹp hai bên. Miệng rất nhỏ. Vây lưng và vây hậu môn ngắn nhưng rất cao, gần như đối xứng nhau. Vây ngực nhỏ, hình tròn. Vây đuôi thấp nhưng dài, bao quanh cả phía sau thân, mép ngoài của vây chỉ hơi lượn sóng. Da thô, mỏng, không phủ vảy. Không có đường bên. Mặt và khe mang nhỏ.

Cá Mặt trăng phân bố ở các vùng biển nhiệt đới. Khi có thời tiết ấm áp chúng đến cả vùng ôn đới, phía Bắc và phía Nam xích đạo. Những ngày đẹp trời và ít sóng gió chúng thường nổi lên để hở một phần thân và vây lưng khỏi mặt nước để bắt động vật phù du. Khi có mưa to, gió lớn hoặc lúc đuổi mồi, chúng lật ngang thân trong nước dùng vây lưng và vây hậu môn bơi rất nhanh.

Cá Mặt trăng thuộc vào loại cá nổi đại dương, phân bố rộng. Trong vùng biển Việt Nam mới chỉ phát hiện một lần ở Vịnh Bắc bộ. Loài này có thân hình lớn nên có ý nghĩa kinh tế, dễ bị phát hiện và bị sắn bắt. Do hình dạng độc đáo và ít gặp nên cá Mặt trăng cũng là hiện vật qúy và hấp dẫn trong các bảo tàng động vật biển.

Cấm hoàn toàn việc khai thác cá Mặt trăng bằng mọi hình thức. Nếu bắt được cần thả ngay khi chúng còn sống.

Nhiều người cùng hợp sức mới có thể bê được con cá "khủng". Ảnh Dân trí
Nhiều người cùng hợp sức mới có thể bê được con cá "khủng". Ảnh Dân trí

Theo Wikipedia thì cá mặt trăng có danh pháp khoa họcMola mola (Linnaeus, 1758) (danh pháp cũ là Tetraodon mola) thuộc họ cá mặt trăng Molidae trong bộ cá nóc Tetraodontiformes.
Đây là loài cá biển cỡ lớn có màu sắc sặc sỡ và thân ngắn sống ngoài đại dương, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp. Cá mặt trăng sống ở tầng mặt, tự sưởi não và mắt ấm hơn so với nhiệt độ nước biển nơi chúng sống. Loài họ hàng gần là cá mặt trăng miền Nam, Lampris immaculatus, phân bố ở các vùng biển Nam bán cầu và đạt đến kích thước 1 m.

Hình dáng cơ thể: Cá mặt trăng có thân hình bầu dục tròn, rất dẹp bên, chiều dài của thân có thể đạt tới 5,5m, nặng 1400 kg (Andriaxep,1954), tuy vậy trông xa thì thấy thân hình ngắn, trông gần giống với hình trái xoan hay hình tròn, nhìn từ xa trông giống cái đầu to.

Cấu trúc đặc biệt để thích nghi với môi trường: Do cá mặt trăng ở vùng nước sau nên nhiệt độ thấp ở đây có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá, vì vậy một số nhóm cá đã tiến hóa một cách độc lập với khả năng tự sưởi ấm mắt và não để hạn chế tác động kể trên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các mô cơ nằm phía sau mắt cá mặt trăng thường có nhiệt độ cao hơn 2.1 độ C so với các mô cơ thông thường – nhưng một số trường hợp lên đến 6 độ C, điều đó cho thấy cá mặt trăng đã tiến hóa một số chức năng cho phép tạo ra nhiệt và ngăn nó thất thoát ra môi trường nước lạnh xung quanh. Chức năng đặc biệt này được các nhà khoa học gọi là “sưởi ấm hộp sọ” (cranial endothermy).

Phân bố: Loài này có phân bố rộng trên toàn thế giới, trong vùng nhiệt đới và các vùng biển ấm, nhưng cá mặt trăng phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới. Về mùa nóng có thể đến vùng ôn đới, thậm chí đến cả hàn đới, khi có thời tiết ấm áp chúng đến cả vùng ôn đới, phía bắc và phía Nam xích đạo.

Giá trị sử dụng: Cá mặt trăng thuộc vào loại cá nổi đại dương, phân bố rộng. Trong vùng biển Việt Nam mới chỉ phát hiện một lần ở Vịnh Bắc bộ. Ngư dân xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, có lần đã đánh bắt được một con cá có hình dáng lạ. Một số ý kiến khẳng định đó là cá mặt trăng, hiện con cá mặt trăng được đưa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phục vụ cho công tác nghiên cứu. Mức đe dọa: Bậc R.

Nhà vô địch trong thế giới đại dương về thành tích... đẻ trứng

Cá mặt trăng xứng đáng là nhà vô địch trong thế giới đại dương về thành tích... đẻ trứng. Tuy thời gian mang thai chỉ kéo dài 3 tuần, nhưng cá mặt trời mái có thể đẻ mỗi lần đến 300.000.000 (ba trăm triệu trứng). Trứng cũng trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu.

Hầu hết cuộc đời chúng sống cách xa đất liền. Cá mặt trăng khi còn nhỏ cũng bơi bình thường như những loại cá khác, mãi cho đến khi trưởng thành, chúng mới bắt đầu "lười biếng" - chỉ thích trôi nghiêng theo các dòng hải lưu. Những con nhỏ thì tụ họp lại thành đàn. Nhưng khi đã to lớn, chúng chỉ thích sống một mình, trôi phiêu du đi khắp các đại dương bao la.

Tin Mới/Nguoiduatin.vn
Đăng ngày 06/08/2013
Phương Đông (Tổng hợp)
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 11:47 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 11:47 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 11:47 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 11:47 22/12/2024
Some text some message..