Thông tin quan trắc môi trường Bến Tre tháng 2 - 2018

Trong đợt thu có 26/35 mẫu giáp xác phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng, kết quả cụ thể như sau

Thông tin quan trắc môi trường Bến Tre tháng 2 - 2018
Ảnh minh họa: L.Lê

 Stt 

 

 Điểm   quan   trắc

 

Chỉ tiêu quan trắc

Bệnh Đốm trắng(WSSV)

Độ trong

(cm)

NH3

(mg/l)

H2S

(mg/l)

Nhiệt độ(0C)

Độ mặn

(‰)

pH

DO

(mg/l)

I

Huyện Bình Đại

 13/14 mẫu

13 mẫu giáp xác nhiễm bệnh ở khu vực: Vàm Vũng Luông, Bến Thủ, Rạch Thanh niên, Rạch 30/4, Kênh Mương Đào, Rạch Cống Bể, Rạch Bình Trung, Rạch Kinh Ngang, Rạch Mây, Rạch Bình Thắng, Rạch Thôn Phát, Rạch Cả Nhỏ, Rạch Sáu Chiếm.

01

Vàm Vũng Luông

+

13

0,035

0,035

28,5

17

7,5

5

02

Bến Thủ

+

20

0,027

0

28,5

1

5

7,8

4,5

06

Rạch Cống Bể

+

10

0,026

0,010

28,5

18

8

5

07

Rạch Bình Trung

+

15

0,007

0,070

28

5

7,3

4

09

Rạch Mây

+

20

0,014

 

0,030

29

5

7,5

4

II

Huyện Ba Tri

07/09 mẫu

7 mẫu giáp xác nhiễm bệnh ở khu vực: Rạch Ba Tri, Rạch Bắc Kỳ, Rạch Đường Tắc, Rạch Đường Chùa, Rạch Xẻo Rạo, Rạch Nò, Rạch Rừng giá

01

Rạch Ba Tri

+

23

0,020

0,050

28

4

7,4

4

02

Rạch Bắc Kỳ

+

21

0,010

0,030

28

10

7,3

4,5

03

Rạch Đường Tắc

+

20

0,010

0,060

27,5

19

7,3

4

 

III

Huyện Thạnh Phú

     06/12 mẫu

6 mẫu giáp xác nhiễm bênh ở khu vực: Vàm  Nước Chảy-An Thạnh, Cầu Sắt-An Thuận, Rạch Vàm Rỗng, Rạch Khâu Băng, Rạch Khém Thuyền, Rạch Bến Đò Cây Me - Thạnh Hải.

01

Cầu Sắt-An Thuận

+

25

0,002

0

28

2

7,0

4

02

Bến đò Cầu Ván

(-)

25

0,002

0

28

7

7,0

4,5

03

Rạch Vàm Rỗng

+

27

0,007

0

28

10

7,6

4,5

04

Rạch Khâu Băng

+

27

0,007

0

28

12

7,6

4

(-): Mẫu không phát hiện thấy mầm bệnh.

+: Mẫu bị nhiễm bệnh.

2. Nhận xét

Qua kết quả quan trắc cho thấy, tỷ lệ mẫu giáp xác tự nhiên phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng là 74,28% giảm so với kỳ trước (77,14%). Cụ thể: huyện Bình Đại 92,85% tăng so với kỳ trước (78,57%) và huyện Ba Tri 77,77% tăng so với kỳ trước (66,66%), huyện Thạnh Phú 50% giảm so với kỳ trước (83,33%).

Nguồn nước trên các kênh, rạch tự nhiên có các thông số thủy lý, hóa phù hợp cho nuôi tôm biển. Tuy nhiên, ở điểm thu mẫu có nồng độ H2S vượt ngưỡng cho phép (<0,05 mg/l) như huyện Bình Đại: rạch Bình Trung 0,070 mg/l; huyện Ba Tri: rạch Ba Tri: 0,050 mg/l, rạch Đường Tắc: 0,060 mg/l.

3. Khuyến cáo   

Qua kết quả phân tích, bệnh đốm trắng xuất hiện ở mức cao hầu hết mẫu thu từ các kênh rạch tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiệt độ không khí giảm (24-310C) và xuất hiện những cơn mưa trái mùa. Độ mặn đo được trên các kênh rạch tự nhiên một số điểm còn thấp ˂ 5‰. Vì vậy, người nuôi tôm cần chú ý:

- Hạn chế thả tôm biển nuôi trong giai đoạn này, đối với các ao đã thu hoạch cần tập trung cho công tác cải tạo hoặc thả cá rô phi để cải tạo môi trường. Những nơi có độ mặn phù hợp ≥ 5‰, chất lượng nguồn nước tốt thì chuẩn bị nước và xử lý đúng qui trình trước khi thả giống.

- Những hộ có điều kiện nên áp dụng biện pháp ương tôm giống trước trong diện tích nhỏ từ 20-30 ngày, khi điều kiện thuận lợi thì tiến hành thả ra ao nuôi để rút ngắn thời gian, hạn chế dịch bệnh và chi phí sản xuất.

- Đối với các ao đang thả nuôi, người nuôi cần:

+ Hạn chế việc thay nước, chỉ cấp nước khi thật cần thiết và phải được xử lý diệt khuẩn đạt trước khi cấp.

+ Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, cần bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, acid amin, men tiêu hóa, bổ gan, … để tăng sức đề kháng cho tôm; giảm cho tôm ăn khi nhiệt độ thấp dưới 260C hay trên 300C và mở quạt thường xuyên. Duy trì mực nước ao nuôi từ 1,2 - 1,5 m.

- Tuyệt đối không xả thải bùn đáy ao, mầm bệnh chưa qua xử lý ra kênh rạch tự nhiên.

- Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường phải khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, nhân viên Thú y xã, Ủy ban nhân dân xã hoặc Trạm chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly, xử lý dập dịch.

Chi cục Thủy sản Bến Tre
Đăng ngày 02/02/2018
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 16:07 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 16:07 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 16:07 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 16:07 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:07 28/11/2024
Some text some message..