Thú cưng kỳ quái đắt tiền của teen Việt

Để chứng tỏ đẳng cấp, nhiều bạn trẻ sẵn sàng chi hàng triệu đồng cho sở thích nuôi thú cưng. Ngoài những con vật hiền lành, đẹp mắt, teen còn săn lùng những loài “cá tính mạnh” như rết khổng lồ, rắn sữa, nhện sát thủ, rồng đất... Thú cưng càng quái, càng "độc" càng thể hiện độ “chơi” của chủ nhân.

Nhiều bạn trẻ có xu hướng chọn rắn làm "thú cưng".
Nhiều bạn trẻ có xu hướng chọn rắn làm "thú cưng".

Rộ mốt nuôi rắn phong thủy để... giải hạn

Theo nhiều dân chơi, thú nuôi chó, mèo, cá cảnh... đã quá phổ biến với giới trẻ. Do đó, nhiều người đã chọn nuôi một loại thú cưng lạ và khác biệt, đó là rắn. Nuôi rắn cảnh đang trở thành mốt của giới trẻ gần đây. Với nhiều người, nuôi rắn cảnh còn là con vật phong thủy có thể giải hạn. Vì thế, một số trẻ đổ xô đi "săn" rắn phong thủy hợp theo tuổi của mình, mong gặt hái được thành công, may mắn.

Hiện có 3 dòng rắn được bán làm cảnh nhiều nhất đó là rắn ngô (corn snake), rắn sữa (milk snaske) và rắn chúa (king snake). Đây là những dòng rắn ngoại nhập, nguồn chủ yếu từ Thái Lan, không thuộc dòng rắn có nọc độc, có hình dáng nhỏ nhắn, màu sắc đẹp nên được giới trẻ chuộng. Giá của loài rắn cảnh khoảng 1 triệu đồng/con, với kích cỡ 25-30cm. Tuy nhiên, trong các loài rắn hiện có tại Việt Nam, loài Thạch Anh hay một số nơi khác gọi là rắn đầu đỏ là được ưa chuộng nhất. Loài này tương đối đẹp và dễ nuôi.

Theo tìm hiểu, phần lớn người chọn nuôi "linh vật" làm cảnh đều mê hình ảnh di chuyển khéo léo, uốn người hay ép người chui qua những khe nhỏ của chúng. Loài rắn sữa không nguy hiểm đối với con người. Do có màu sắc sặc sỡ với các sọc ngang màu trắng hoặc kem, viền đen trên nền thân màu đỏ hoặc đỏ nâu nên chúng rất được ưa chuộng, nuôi làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới.

Nuôi nhện “khủng” để chứng tỏ sành điệu

Trong số những con vật nuôi kinh dị của giới trẻ, thú nuôi nhện độc Nam Mỹ Tarantula gây ấn tượng với các “dân chơi” bởi độ sốc cũng như kinh phí đầu tư cao ngất ngưởng. Nhện Tarantula, hay còn gọi là nhện sát thủ, là một trong những loài nhện lớn và lông lá nhất thế giới. Chúng là loài nhện sống trên mặt đất, ưa độ ẩm cao và có thói quen trú ẩn trong hang. Khoảng đầu năm 2011, loài nhện này du nhập vào Việt Nam. Do kích cỡ “khủng” và hình thù rất ấn tượng mà loài nhện này nhanh chóng được nhiều bạn trẻ Việt Nam biến thành... vật nuôi trong nhà.

Nhện Tarantula, hay còn gọi là nhện sát thủ, được nhiều bạn trẻ yêu thích

Nhện Tarantula, hay còn gọi là nhện sát thủ, được nhiều bạn trẻ yêu thích

Một con Tarantula với đường kính trung bình tầm 10cm có thể lên đến hơn 1 triệu đồng/con, chưa kể các loại chi phí như làm chuồng nuôi, thức ăn... cho nhện.

Mặc dù loài nhện này được người bán quảng cáo là khá hiền lành và không bao giờ cắn người, nếu có cắn thì nọc của chúng cũng “không tệ hơn bị một con ong chích”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, nọc độc của loài nhện này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Ngoài ra, với hình thù ấn tượng và kích thước “khủng”, loài nhện này có thể gây xáo trộn môi trường sống chung quanh nếu bị lọt ra ngoài. Song, nhiều teen vẫn xem thú chơi nhện Tarantula như một trào lưu sành điệu, liên tục săn lùng để nuôi.

Săn rồng đất giá bạc triệu

Thú nuôi rồng đất rộ lên trong giới trẻ từ vài năm nay với quan niệm được đồn thổi là rồng đem lại sự may mắn cho gia đình. Khác với các loại rồng đất nuôi để lấy thịt, giá phụ thuộc vào cân nặng, kích thước, rồng đất cảnh được đánh giá cao nhờ hình dáng, màu sắc. Rồng đất càng màu sắc, dáng thanh thì giá trị càng cao. Với những con màu da sáng như vàng, xanh... sẽ hút khách hơn những con có màu da tối. Đặc biệt, với những loài rồng có màu da được biến hóa liên tục để ngụy trang như tắc kè hoa được giới "dân chơi" săn lùng ráo riết. Nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu để sở hữu một con rồng đất có khả năng đổi màu.

Một chú rồng đất đổi màu theo môi trường có giá bạc triệu

Một chú rồng đất đổi màu theo môi trường có giá bạc triệu

Đẳng cấp của rồng đất còn phụ thuộc vào... gai rồng. Một con rồng đất "chuẩn" thì gai nhiều, đều nhau và không bị gãy. Cũng như lớp da bên ngoài, gai rồng cũng ăn theo sự biến đổi màu sắc kỳ ảo đó nên nhiều người nuôi loài thú cưng này thấy thú vị ở chỗ bình thường thì rất hiền lành, khi "cáu giận", hình dáng bên ngoài của rồng biến đổi nhanh chóng, rất gớm ghiếc.

Dân chơi đẳng cấp thường sính nguồn rồng từ Nam Mỹ, Úc... được nhập cảnh về theo đường Trung Quốc, Malaysia. Mỗi con rồng Úc, Nam Mỹ... xịn có giá không dưới 15 triệu đồng. Tuy nhiên, giới trẻ phần lớn chỉ dám "chơi" loại rồng đất Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ từ việc săn bắt trong những khu rừng nguyên sinh, giá khoảng từ 250.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/con, tùy vào độ "độc" của chúng.Hãi hùng thú chơi rết khổng lồ

Để chứng tỏ độ chịu chơi, một số teen đã chọn loài rết khổng lồ như một loài vật yêu thích để làm cảnh trong nhà. Mỗi con rết dài từ 15-20cm có giá chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng. Vì vậy, rết khổng lồ trở thành sự lựa chọn của nhiều teen thích chơi độc mà ngại tốn kém.

Rết khổng lồ là một thú chơi "độc" của teen

rết

Rết khổng lồ được nuôi trong tủ kính lớn hoặc trong các chai, lọ thủy tinh để hở nắp. Nuôi loài này khá dễ, chỉ cần đảm bảo đủ không khí, nước và ít mồi, là rết có thể sống được trong chai đến hai tháng. Tuy nhiên, không ít dân chơi cũng vì thú vui này mà lãnh đủ hậu quả khi bị rết cắn, tay chân phồng rộp, sưng tấy. Nọc độc của rết khổng lồ có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của người chơi về lâu dài, thậm chí có thể gây sốt, nôn mửa...

Mốt nuôi thú bạch tạng

Nhiều bạn trẻ đang sốt sắng "săn" bằng được các con thú bạch tạng để nuôi nhằm chứng tỏ đẳng cấp. Con thú càng "độc, lạ" thì giá càng "khủng"; có khi lên tới vài chục triệu đồng/con. Giá của các con thú bạch tạng rất đắt vì các loài vật bị bạch tạng thường có tuổi thọ thấp hơn rất nhiều so với những loài thú nuôi thông thường.

Chào mào bạch tạng được nhiều bạn trẻ sốt sắng săn tìm

Chào mào bạch tạng được nhiều bạn trẻ sốt sắng săn tìm

Các con thú bạch tạng được những tay chơi ưa chuộng phổ biến nhất là rắn, trăn và chim. Loài chim bạch tạng có rất nhiều, phổ biến nhất vẫn là các loại như vẹt, chào mào... Về thói quen, các loài chim cảnh bạch tạng không khác so với những loài có lông thông thường nhưng do đặc trưng màu lông trắng mượt mà nên rất bắt mắt. Với những con chào mào bạch tạng loại 2, tức chỉ đảm bảo độ trắng tới 90%, giá thành chỉ từ 1,7-2,5 triệu đồng/con. Còn với đôi chim chào mào bạch tạng toàn phần, giá không dưới 10 triệu đồng/cặp.

Hiện nay, loài rắn sữa hay còn gọi là rắn bạch tạng đang được giới trẻ nô nức săn lùng. Đây là loài động vật sinh sống chủ yếu ở khu vực Trung Mỹ, được giới trẻ đặc biệt ưa thích bởi màu sắc sặc sỡ như vàng, cam... cùng những hoa văn đẹp mắt. Tuy nhiên, giá thành của loài này khá "chát", khoảng từ 5-7 triệu đồng/con; đối với những con rắn sữa bạch tạng tự nhiên, giá thành còn được đẩy lên gấp đôi.

Từ khi một số người nuôi rắn chuyên nghiệp Việt Nam áp dụng bí quyết phối ghép để cho ra đời dòng rắn sữa bạch tạng, giá rắn sữa bạch tạng "made in Vietnam" đã rẻ hơn nhưng vẫn dao động trong khoảng vài triệu đồng/con tùy theo màu sắc và kích cỡ.

Nuôi cú mèo, thú chơi không 'đụng hàng'

Thú chơi chim cú mèo đang rộ trong giới trẻ. Và không chỉ giới trẻ mới "sính" chơi chim cú mà ngay cả những người sành chơi chim cảnh cũng thích thú với loại chim này. Nhiều người mê mẩn với vẻ đẹp ma quái của chim cú. Để thỏa nỗi đam mê với loại chim cảnh đặc biệt đó, không ít người đã mạnh tay chi tới 5-7 triệu đồng để tậu cho kỳ được một chú cú mèo rừng. Việc dẫn một chú cú mèo dạo phố được dân chơi đánh giá là "phong cách riêng không đụng hàng".

Cú mèo trở thành vật nuôi "khó đụng hàng" của nhiều teen

Cú mèo trở thành vật nuôi "khó đụng hàng" của nhiều teen

Nuôi cú mèo đòi hỏi người chơi bỏ nhiều công sức và sự kiên trì. Thức ăn của cú mèo chủ yếu là chuột, chim và côn trùng. Âm thanh quái dị và khó nghe của loài cú mèo cũng là một trong những điểm độc đáo được các dân chơi yêu thích. Nhiều bạn trẻ tâm sự, quan điểm cho rằng loài cú mèo là động vật mang đến xui xẻo nay đã cũ, có nuôi chúng mới biết loài chim này cũng tinh khôn và hiền lành như bao loài chim cảnh khác.

Rộ mốt nuôi ‘tiểu sư tử’

Loại thỏ sư tử đang tạo nên một cơn sốt khiến giới trẻ vô cùng thích thú và say mê từ điệu bộ, hình dáng cho đến cách di chuyển của chúng. Thỏ sư tử có xuất xứ ở các nước Hà Lan, Mỹ, Bỉ.... Trên thế giới có nhiều giống thỏ khác nhau, có loại lúc trưởng thành có thể đạt tới chiều dài gần một thước. Thỏ sư tử tại Việt Nam thuộc dòng thỏ nhỏ, rất dễ thương, màu sắc phong phú, đa dạng. Khác với dáng vẻ các loại thỏ thông thường, thỏ sư tử có khuôn mặt dữ tợn, lông xù và có cả bờm sư tử. Mỗi khi chúng dựng lông trông y hệt một chú sư tử con.

Giới trẻ thích thú săn tìm những "tiểu sư tử".

Giới trẻ thích thú săn tìm những "tiểu sư tử".

Chính những sự khác lạ và đặc biệt từ loại thỏ sư tử này mà chúng đang được giới trẻ săn tìm ráo riết. Nhiều bạn trẻ không ngần ngại vung tay chi tiền triệu để sở hữu cho bằng được một "tiểu chúa sơn lâm". Được biết, trên thị trường hiện nay, thỏ sư tử loại thường có giá trên 1 triệu đồng/con. Giá này còn được đẩy lên cao hơn gấp chục lần khi một chú thỏ sư tử đáp ứng được nhu cầu từ những người yêu thích chúng. 

Diễn đàn kinh tế Việt Nam
Đăng ngày 05/05/2013
hạnh giang
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 05:18 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 05:18 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 05:18 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 05:18 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:18 26/12/2024
Some text some message..