Thu lợi nhuận cao từ nuôi trùn quế lấy phân bón

Hiện nay, nhiều người dân thành thị rất thích trồng rau sạch trước sân, sau nhà hoặc trên sân thượng. Do đó, phân trùn quế trộn chung với chất trồng như đất, xơ dừa, trấu mục là một hỗn hợp dùng trồng rau củ tiện lợi nhất, tốt gấp nhiều lần phân thông thường.

Thu lợi nhuận cao từ nuôi trùn quế lấy phân bón
Phân trùn quế được chị Diệu vô bao 5 kg để người mua tiện sử dụng.

Nắm bắt xu thế đó, chị Nguyễn Thị Hồng Diệu, Vành đai 2, Khóm 1, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, mạnh dạn đầu tư nuôi và kinh doanh phân hữu cơ trùn quế.

Nhiều chế phẩm từ trùn quế

Biết phân trùn rất tốt, dù muốn bán loại phân này nhưng chị Diệu lại lo nguồn cung còn hạn chế. Rồi trong một dịp tình cờ, một người bạn tại Tây Ninh có nhã ý muốn chị cùng tham gia mở trang trại nuôi trùn (do nơi đây có nguồn cung phân bò dồi dào), chị gật đầu ngay. Sau hơn 1 năm, trang trại hơn 3 ha được đưa vào hoạt động, thành quả ngoài mong đợi.

Quan sát thị trường phân bón tại Cà Mau, chị Diệu nhận thấy, những loại phân có được công dụng tương tự như phân trùn quế có giá khá “chát” 15-20 ngàn đồng/kg, trong khi phân trùn quế chỉ có giá 5.000 đồng/kg.

Nhẹ, dễ vận chuyển, sạch, không mầm bệnh, thân thiện với môi trường, phân có khả năng giữ ẩm, không gây thất thoát nước và phân hoá nhanh, tiết kiệm chi phí chăm bón và thời gian tưới tiêu, sinh trưởng cho cây trồng, đó là những đặc điểm của phân trùn quế.

Ngoài ra, trùn quế tươi còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tăng kháng thể đối với gia cầm và thuỷ hải sản. Hiện tại, các sản phẩm trùn quế của chị khá đa dạng, bao gồm: Phân trùn quế, trùn sinh khối, trùn quế đông lạnh, dịch trùn.

Lợi nhuận cao

Phân trùn quế được tạo ra từ việc kết hợp giữa trùn sinh khối hay còn gọi là trùn giống với phân bò tươi. Chị Diệu thông tin: “Nuôi trùn quế không khó, cũng không phải đầu tư nhiều vốn liếng, phân bò có giá khá rẻ thường tận dụng nguồn có sẵn, nếu mua thì tầm 300-500 đồng/kg. Sau 2 tháng nuôi, 1 m2 thành phẩm thu được khoảng 6-10 kg phân và khoảng 1 kg con trùn”.

Tuy chỉ có mặt tại thị trường Cà Mau không lâu nhưng phân trùn quế là sự lựa chọn từ các thương lái đến các hộ trồng kiểng kinh doanh, thậm chí các hộ gia đình có thể tận dụng thùng xốp cũ rải phân và cho hạt giống lập tức có ngay vườn rau sạch, an toàn.

Chị Diệu phấn khởi: “Mối sỉ mạnh nhất là những hộ nuôi tôm tại huyện Đầm Dơi, trung bình mỗi tháng họ nhập từ 2-5 tấn phân trùn quế. Những nơi lấy nguồn lớn thì mình giao tận nơi”.

Để quảng bá cho một sản phẩm mới không quá khó, nhất là trong thời đại internet phát triển mạnh như hiện nay. Thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo..., chị đăng tải hình ảnh kèm thông tin giá cả, công dụng cũng như phản hồi của khách hàng. Đặc biệt, với những ai để ai lại số điện thoại, chị sẵn sàng tư vấn hỗ trợ sản phẩm cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng thông qua tài khoản “Trùn quế Cà Mau”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 10/12/2018
Yến Nhi
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 05:22 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 05:22 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 05:22 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 05:22 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:22 20/11/2024
Some text some message..